Cách khắc phục đau đầu gối do rách sụn chêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rách sụn chêm có thể ảnh hưởng lớn đến sức mạnh và khả năng vận động của khớp gối. Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, chấn thương có thể nặng hơn nếu họ không biết mình bị rách sụn và vẫn tiếp tục tập.
 
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngừng ngay mọi hoạt động tập luyện lại ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngừng ngay mọi hoạt động tập luyện lại ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Sụn chêm nằm ở khớp gối, giữa xương đùi và xương cẳng chân. Sụn có chức năng giúp giảm sốc khi vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp gối. Do đó, cảm giác đau, cứng, khó co duỗi đầu gối có thể là do rách sụn chêm gây ra, The Healthy dẫn lời bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ James Starman.

Mỗi khớp gối có 2 đĩa sụn chêm hình chữ C có tác dụng giảm chấn động và ổn định khớp. Nếu sụn chêm bị tổn thương thì sụn lót của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân sẽ chịu áp lực lớn.
Rách sụn chêm thường được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất do chấn thương khi vận động hay chơi thể thao. Các tác động tiêu cực của rách sụn chêm có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến khớp gối.
Loại thứ hai là do hậu quả của viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối. Các vết rách ở sụn chêm tiến triển một cách từ từ. Đến lúc nào đó, cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện đột ngột.
 
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và nghỉ ngơi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và nghỉ ngơi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Triệu chứng đầu tiên của rách sụn chêm là sưng khớp, cảm giác đau và nghe tiếng lụp cụp khi co duỗi đầu gối. Tuy nhiên, một số vết rách sụn chêm khó phát hiện vì ít hoặc thậm chí không gây đau.
Những kiểu đau đầu gối thường gặp khi bị rách sụn chêm là đau khi xoay khớp gối, ngồi xổm, chạy hay đi bộ. Trong trường hợp nghiêm trọng, rách sụn chêm có thể khiến đầu gối bị cứng đến mức không thể co duỗi, nếu co duỗi sẽ rất đau.
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngưng lại mọi hoạt động tập luyện thể thao và tìm đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm không cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi, đôi khi được tiêm thuốc cortisone để giảm đau và viêm. Thời gian để phục hồi khi bị rách sụn chêm là khoảng 6 tuần, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.