Các địa phương hướng dẫn điều kiện hành nghề cho hướng dẫn viên du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng cục Du lịch có đề nghị Sở Du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố thông báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên trên địa bàn về điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên theo quy định tại Luật Du lịch 2017.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiếp theo quy định về việc thành lập tổ chức xã hội-nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch, triển khai quản lý hướng dẫn viên theo quy định của Luật Du lịch 2017, Tổng cục Du lịch đã có hướng dẫn các Sở Du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố về hợp đồng quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017. Theo đó, hợp đồng lao động quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Điều 19 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2017, đối với tất cả các hợp đồng lao đồng không có thời hạn hoặc có thời hạn từ một tháng trở lên, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động phải lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Hợp đồng hướng dẫn quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 38 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp hướng dẫn viên không phải là nhân viên hợp đồng với công ty mà là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành khác. Đối với trường hợp hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành thì phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp.

Tổng cục Du lịch đề nghị Sở Du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố thông báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên trên địa bàn thực hiện đúng quy định của Luật Du lịch 2017.

Nhật Nam/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.