Cá linh mùa nước nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- So với năm 2015, bà con nông dân các tỉnh miền Tây năm nay được mùa thu hoạch cá linh và các loại thủy sản khác. Họ vui mừng vì có thêm nguồn thu nhập từ mùa nước nổi, còn với du khách đến với miền Tây mùa này thì đó là một mùa đặc biệt vì thưởng thức nhiều loại đặc sản chỉ có ở mùa nước nổi.

Trên chuyến xe xuôi về miền Tây, tôi được anh Bảo (Rạch Gòi-Hậu Giang) vui vẻ cho biết năm nay, người dân miền Tây đang rất phấn khởi vì năm nay nước nổi sớm hơn mọi năm, nguồn thủy sản từ mùa này cũng nhiều hơn. Năm 2015, người dân đỏ mắt mới khai thác được ít cá linh- đặc sản của người miền Tây mùa này thì năm nay, khai thác được nhiều. Những tụ điểm mua bán nhộn nhịp người mua người bán, họ vui cười vì năm nay không chờ để được... no.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Là người cũng không ít lần đến với miền Tây nhưng tôi vẫn chưa một lần ở mùa nước nổi và đương nhiên là chưa bao giờ được thưởng thức cá linh. Thấy tôi tò mò về loài cá này và tuyên bố chưa ăn được cá linh thì chưa về lại Tây Nguyên, anh Kiệt làm ở Đài truyền hình Hậu Giang đã liên hệ một nhà hàng tại địa phương để mua một ít cá linh về anh em cùng nhâm nhi. Cộng với những món đặc sản như chim, rắn trung nướng, rắn trung xào với lá cách...

Cá linh nấu lẩu mắm với các loại rau như bông súng, điên điển và các loại lá lạ hoắc lần đầu tiên tôi thấy. Vị cá linh rất độc đáo ở chỗ là nhờ vị chua chua, giòn giòn, ngọt ngọt, thanh thanh lại béo béo.

May mắn hơn nữa, trước khi về lại Gia Lai, tôi được ông Bùi Thế Nghi (Cần Thơ) mời cá linh nấu canh chua. Là người gốc Bình Định nhưng ông vào định cư ở Cần Thơ gần 50 năm "Cứ mùa nước nổi, cá linh nấu canh chua là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người dân miền Tây. Cá linh còn được chế biến nhiều món khác nhưng với tôi, cá linh nấu canh chua là nhất. Vị ngọt, béo của cá, cộng với sự dòn của bông điên điển và hoa súng...". Ông Nghi chia sẻ.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Theo người dân ở nơi đây, cá linh đẻ trứng từ biển Hồ (Campuchia) rồi theo dòng nước đổ xuống từ thượng nguồn dòng Me Kong, chảy tràn đến miền Tây Nam Bộ. Cái tên “cá linh” do vua chúa ngày xưa đặt để bày tỏ niềm cảm kích với loài cá báo tin lũ cho con người đang ở sông nước.

Cá linh được sinh ra từ dòng nước, không có bàn tay người chăm sóc mà lớn lên nhờ dòng nước. Trên thuỷ trình trôi dạt ấy, chúng vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản.
Mùa nước nổi, hãy đến với miền Tây Nam Bộ.

Minh Thi

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.