Cá lăng đặc sản nấu với hoa, lá của loài cây tên rất lạ, thực khách trầm trồ vì quá ngon

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Người Ê đê ở Đăk Lăk đã kết hợp các loại đặc sản, trong đó có loài cây tên rất lạ: Jam tang để tạo nên món canh cá lăng nấu hoa và lá jam tang độc đáo, ăn 1 lần nhớ mãi.

Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Trên dòng sông hùng vĩ, cá lăng sinh tồn, phát triển với thân mình săn chắc. Thịt cá lăng mềm nhưng dai, không bở, vị ngọt, thơm ngon, ít xương lại rất giàu chất dinh dưỡng.

Ngoài món cá lăng nướng muối ớt nổi tiếng, người Ê đê còn dùng cá lăng nấu canh rất thơm ngon. Người Ê đê nấu canh cá lăng theo nhiều kiểu ứng với các nguyên liệu theo mùa như canh chua cá lăng, canh cá lăng nấu măng, canh cá lăng nấu hoa chuối... Trong đó, món canh cá lăng nấu hoa jam tang cũng chỉ thường được nấu vào mùa cây jam tang đâm chồi nở hoa.

Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, người Ê đê thường đi dọc sông Sêrêpốk tìm hái hoa, đọt và lá non của cây jam tang để về chế biến các món ăn với cá lăng.


 

Hoa jam tang khi chín vị bùi, đắng nhẫn lẫn ngọt
Hoa jam tang khi chín vị bùi, đắng nhẫn lẫn ngọt



Đối với người Ê đê, cá lăng sống trong môi trường tự nhiên nên rất sạch. Vì vậy khi sơ chế cá, các bộ phận của cá hầu như được người Ê đê giữ lại, chỉ loại bỏ phần mang cá, bóng mật và ít đoạn ruột chứa bùn đất, phân.

Cá lăng sau khi sơ chế, dùng muối rửa sạch bớt phần nhớt da cá, cắt khoanh tròn vừa ăn. Sau khi ráo nước, cá lăng được ướp chút muối và tiêu. Hoa, lá non jam tang cũng được chần sơ qua nước sôi để giảm bớt vị đắng nhẫn. Để có món canh ngon, ngoài hai nguyên liệu chính gồm cá lăng, hoa jam tang còn cần phải có thêm ớt, củ nén, gia vị.

Cách nấu món canh cũng khá đơn giản. Người Ê đê dùng mỡ heo rán trên nồi cho ra dầu nóng rồi cho củ nén đập dập vào khử vàng thơm. Tiếp đến, người Ê đê đặt từng miếng cá lăng vào nồi, trở đều hai mặt cho cá chín. Sau khi các thớ thịt của cá thăn lại, người Ê đê mới đổ một phần nước vừa ăn cho cả gia đình vào nồi. Lửa để cháy vừa phải, đun nồi canh sôi đều trong khoảng 5 phút mới thêm hoa jam tang.

Lúc này phải dùng đũa đảo qua lại để hoa và đọt jam tang chín đều. Với thói quen và sở thích ăn cay, nên dù là món canh, khi chế biến người Ê đê không thể thiếu ớt. Ớt được giã với muối và chút bột ngọt thành hỗn hợp mới đem nêm vào nồi canh.

Theo người Ê đê, ớt làm cho món ăn trở nên ngon, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Với người Ê đê, cách dùng muối ớt nêm vào nồi canh mang đến hương vị đậm đà, vừa ăn hơn so với việc nêm riêng từng gia vị khi nấu…


 

Bát canh cá lăng nấu với hoa, lá, đọt non của cây jam tang mang đậm hương vị núi rừng, trở thành món ăn đặc sản của đồng bào Ê đê
Bát canh cá lăng nấu với hoa, lá, đọt non của cây jam tang mang đậm hương vị núi rừng, trở thành món ăn đặc sản của đồng bào Ê đê



Bát canh cá lăng nấu jam tang ăn ngon cùng cơm trắng. Cá lăng thịt chắc, phần da mềm mịn lại béo ngậy. Hoa và lá jam tang sau khi nấu có vị đắng lẫn ngọt tự nhiên, dễ ăn, ngon miệng cùng mùi thơm của hoa tạo nên mùi thơm cho món ăn đặc trưng và riêng biệt. Hai nguyên liệu này kết hợp mang đến hương vị hấp dẫn khó quên, đậm chất truyền thống của đồng bào Ê đê.

https://danviet.vn/gia-lai-ca-lang-dac-san-nau-voi-hoa-la-cua-loai-cay-ten-rat-la-thuc-khach-tram-tro-vi-qua-ngon-20210315005848174.htm

 

Theo Nguyễn Nam (nhipsong360.baodaknong.org.vn/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.