Cá chốt sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi ít thích ăn món cá, nếu có thì thường là cá to và cũng chỉ là những cái tên quen thuộc như: cá lóc, cá diêu hồng. Mỗi lần đi chợ, nhìn thấy mớ cá nhỏ với những con cá đầu bẹp, da trơn vàng nghệ nhạt, râu ria như con cá trê nhỏ, tôi sẵn sàng lướt qua mặc cho người bán hàng hết lời chèo kéo. Cho đến một lần, tôi ăn cơm tại nhà người chị họ ở TP. Pleiku. Chỉ vào nồi cá kho keo, chị nói như khoe: “Cá chốt Ayun Pa đấy!”.

Vì để cảm ơn tấm lòng của người đầu bếp, tôi ăn lấy lệ. Nhưng thật không ngờ, miếng cá đầu tiên thấm vào trong vị giác: ngọt, thơm và béo vô cùng. Từ đó trở đi, tôi đã mê các thức món được chế biến từ cá chốt lúc nào không hay.

Ngư dân đánh bắt cá chốt trên sông Ba . Ảnh: Minh Nguyễn

Ngư dân đánh bắt cá chốt trên sông Ba . Ảnh: Minh Nguyễn

Người nội trợ sẽ quan tâm đến hương vị của cá chốt, cách chế biến làm sao cho có nồi cá thơm ngon nhất. Còn tôi, hương vị lạ cùng giá trị dinh dưỡng mà loài cá này dâng cho đời đã xui khiến tôi trăn trở đi tìm về cái nơi sinh ra nó. “Bạc Liêu nước chảy lờ dờ/Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu (ca dao). Mới hay, nếu như cá chốt là tên gọi quá ư quen thuộc với người dân Bạc Liêu nói riêng và vùng đồng bằng sông nước Cửu Long nói chung thì ở dưới lòng sông Ba, đoạn gần chân đèo Tô Na cũng ấp iu nuôi dưỡng loài cá này. Và cùng với nắng, với mưa, với gió, với khí trời nơi đây, những con cá chốt nhỏ bé ấy thủy chung mãi với dòng sông huyền thoại ở chân đèo cùng người Jrai chân chất bao đời.

Hỏi dòng sông rằng, vì sao cá chốt lại có thể trắng ngần, thơm tho đến thế? Có phải vì chúng rủ nhau lội bơi, uống ánh nắng vàng tươi rồi khi xuyên qua dòng nước mát thì hóa thành tia sáng vi diệu, thẩm thấu vào trong làn da, thớ thịt của cá? Hay nhờ đàn cá ấy được uống thứ nước tinh túy cả đôi dòng sông Ba và sông Ayun? Rồi khi lũ về, tầm tháng 8, tháng 9 âm lịch, đàn cá bé nhỏ ấy lại xông lên ngược dòng nước lũ. Có phải nhờ thế mà từng thớ thịt của cá chốt săn chắc tựa như một người nào đó siêng năng tập thể dục vậy.

Đàn cá tung tăng lội bơi, kiếm ăn và cũng sinh sôi nảy nở như quy luật ngàn đời của bao giống loài khác. Ra Giêng, cá chốt ôm trứng, óc ách nặng nề để rồi sau đó sinh ra cả đàn cá bé li ti mỗi lần bơi nhìn vào làn nước trong cứ ngỡ như là sự loang ra của một giọt màu bạc lớn. Cứ vậy, chúng cứ lớn, cứ sinh sôi để tận hiến vô tư, tự nguyện cho đời. Là thú vui cho người câu cá, là món quà quý cho người khách xa, là món ăn thơm ngon khi thì nướng chấm muối lá é đậm đà, khi thì canh chua lá giang mát lành, khi thì kho tiêu thơm nồng… Để bao nhiêu người con nơi mảnh đất này, dù ở lại gắn bó hay đi xa cũng đều tự hào khi nhắc đến cá chốt Ayun Pa.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.