Bước rẽ can đảm của "chàng trai vàng" Tin học Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ðứng trước ngưỡng cửa trở thành nhân viên tập đoàn Google khi vừa kết thúc kỳ thực tập 3 tháng tại Thung lũng Silicon, Lê Yên Thanh quyết định từ bỏ cơ hội lớn này để tham gia vào một dự án khởi nghiệp mới mẻ trong nước.

Hiện tại, “chàng trai vàng” của tin học Việt Nam đang tự tin tiến bước trên con đường riêng nhằm phát triển đam mê cũng như tích lũy đầy đủ kỹ năng cần thiết cho tương lai. Quay ngược về thời điểm tháng 6/2016 khi còn là sinh viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, Thanh nhận được suất thực tập ngay tại Thung lũng Silicon, nơi tập trung hàng ngàn doanh nghiệp công nghệ danh tiếng thế giới.

 

Lê Yên Thanh (thứ 2 từ trái qua) trải nghiệm môi trường làm việc tại tập đoàn Google, Mỹ.
Lê Yên Thanh (thứ 2 từ trái qua) trải nghiệm môi trường làm việc tại tập đoàn Google, Mỹ.

Khoảng thời gian 3 tháng tham gia học tập, làm việc trong dự án quản lý bảo mật của tập đoàn Google đã mang lại cho chàng trai quê An Giang một nền tảng khá đầy đủ về nhiều mặt.

Thanh chia sẻ, kỳ thực tập tại Google đã giúp tôi có cơ hội khám phá văn hóa, con người nước Mỹ, văn hóa làm việc tại môi trường làm việc tốt nhất thế giới, đồng thời có dịp gặp gỡ, giao lưu với nhiều anh em, bạn bè đang làm việc tại xứ sở cờ hoa. Cạnh đó, Thanh cũng đã nhanh chóng trang bị cho mình một bề dày kinh nghiệm cùng những kỹ năng thiết yếu.

Sau quãng thời gian quý báu này, Lê Yên Thanh nhận được cơ hội cực tốt là sẽ vào làm việc tại trụ sở Google ở Singapore khi vượt qua các vòng phỏng vấn, kiểm tra kỹ lưỡng từ các chuyên gia của tập đoàn. Nhưng chàng trai tài năng này quyết định từ chối cơ hội vàng đó, bởi lúc này Thanh đang đặt ra cho mình 3 con đường: đi làm thêm ở công ty lớn, đi làm tiếp hoặc khởi nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc Thanh “gạt bỏ” mức lương không dưới 6.000USD (hơn 130 triệu đồng) mỗi tháng từ Google. Với Thanh, mong muốn lớn nhất chính là tiếp tục lăn xả với nhiều môi trường khác nhau, nhiều công việc để không ngừng trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng, dù thu nhập những nơi này chỉ bằng 1/10 so với khi làm cho Google.

 

Lê Yên Thanh đang tự tin với những bước đi mới của mình.
Lê Yên Thanh đang tự tin với những bước đi mới của mình.

Sau đó, Thanh chọn tham gia và gắn bó cùng dự án khởi nghiệp công nghệ có tên “Umbala - camera star” như một bước ngoặt trên hành trình gầy dựng sự nghiệp của mình. Ứng dụng di động Umbala (đọc theo tiếng Việt là Úm-ba-la) là một sản phẩm giải trí mới nổi dành cho giới trẻ, như một công cụ để mọi người thể hiện tài năng của mình trước đông đảo cư dân mạng và dễ dàng tương tác với nhau trên hệ thống.

Trở thành cộng sự với đội ngũ toàn những người trẻ năng động, giỏi giang bên trong Umbala càng giúp Yên Thanh củng cố niềm tin về mục tiêu đưa ứng dụng giải trí này trở thành phương tiện tối ưu cho người dùng, giúp người dùng kiếm được tiền từ đây thông qua những món quà nhận từ khán giả của mình.

Nắm bắt công nghệ mới để đứng vững trong thời đại 4.0

Từng tham gia vào các dự án khởi nghiệp lớn ngay khi còn ngồi ghế giảng đường cùng quá trình làm việc tại nhiều doanh nghiệp “cỡ bự”, Lê Yên Thanh vẫn luôn khát khao chinh phục những tri thức, kinh nghiệm mới.

Với vốn kinh nghiệm của mình, Thanh cho rằng người trẻ cần rèn luyện đức tính chịu khó, kiên trì khi khởi nghiệp. Đó là tinh thần làm việc hăng say trong cả những dịp lễ Tết, khả năng chịu được áp lực, làm việc với tốc độ nhanh và không ngừng sáng tạo để có thể cạnh tranh với người khác... Ngoài ra, bạn trẻ còn phải nắm bắt kịp thời các công nghệ mới (bitcoin, blockchain, IoT...) để chiếm lĩnh và đứng vững trong thời đại công nghiệp 4.0.

Cũng theo Yên Thanh, để đảm bảo khởi nghiệp thành công, bên cạnh chuyện nghiên cứu, cung ứng những sản phẩm phù hợp với người dùng, chúng ta còn phải linh hoạt, tỉnh táo để kêu gọi được nguồn đầu tư cho dự án của mình.

Ngô Tùng/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.