“Bức họa” Chư Jôr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở thời điểm mùa lúa non xanh rì hay mùa lúa chín vàng đồng, cánh đồng Chư Jôr (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cũng đẹp tựa một bức họa đồng quê.

Chiều buông trên cánh đồng Chư Jôr. Hoàng hôn khuất dần sau núi đôi thuộc dãy Chư Nâm hùng vĩ. Những đàn cò trắng dang rộng đôi cánh mềm tìm về tổ ấm. Quê hương thanh bình luôn gắn với hình ảnh đồng lúa bởi những khoảnh khắc bình yên như vậy. Không chỉ có người nông dân gắn bó với mảnh ruộng, đàn trâu, ai ngang qua cũng đều chậm lại để cảm nhận trọn vẹn hương vị bình yên ngào ngạt trên đồng.

Cánh đồng như một bức họa với màu mạ non xanh rì trong tiết tháng giêng, hay bừng một màu vàng tươi vui no ấm vào những ngày tháng 5, tháng 10. Vẻ đẹp thanh bình ấy được thu trọn trong ống kính máy ảnh của những người trẻ yêu nơi chốn mình đang sống.

Từ trung tâm TP. Pleiku vào cánh đồng Chư Jôr khoảng 20 km. Đây cũng là đường đi đến núi lửa Chư Đang Ya và chuỗi những thắng cảnh hùng vĩ ở phía Tây như núi Chư Nâm, cánh đồng Ngô Sơn…Một số giải thể thao như đạp xe, chạy bộ cũng đều qua cung đường luôn thơm hương lúa mới.

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng Chư Jôr vào các mùa trong năm:

Màu lúa non xanh rì trong tiết giêng hai. Ảnh: Bi Ly

Màu lúa non xanh rì trong tiết giêng hai. Ảnh: Bi Ly

Hết Tết nhưng vẫn còn đó mùa du Xuân. Ảnh: Bi Ly

Hết Tết nhưng vẫn còn đó mùa du Xuân. Ảnh: Bi Ly

Cánh đồng Chư Jôr có view 360 độ, ngắm được những thời khắc bình minh và hoàng hôn cuối ngày. Ảnh: Bi Ly

Cánh đồng Chư Jôr có view 360 độ, ngắm được những thời khắc bình minh và hoàng hôn cuối ngày. Ảnh: Bi Ly

Du xuân trên đồng. Ảnh: Bi Ly

Du xuân trên đồng. Ảnh: Bi Ly

Quê hương thanh bình bắt đầu từ hình ảnh đồng lúa. Ảnh: Bi Ly

Quê hương thanh bình bắt đầu từ hình ảnh đồng lúa. Ảnh: Bi Ly

Cánh đồng thẳng cánh cò bay, phía xa xa là Biển Hồ. Ảnh: Bi Ly

Cánh đồng thẳng cánh cò bay, phía xa xa là Biển Hồ. Ảnh: Bi Ly

Chư Jôr chuyển sắc vàng vào khoảng tháng 5. Ảnh: Bi Ly

Chư Jôr chuyển sắc vàng vào khoảng tháng 5. Ảnh: Bi Ly

Bao bọc cánh đồng là dãy Chư Nâm hùng vĩ. Ảnh: Bi Ly

Bao bọc cánh đồng là dãy Chư Nâm hùng vĩ. Ảnh: Bi Ly

Những gam màu của lúa chín trên cánh đồng Chư Jôr vào mùa thu tháng 10, đất trời cao nguyên cũng bắt đầu bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Ảnh: Bi Ly

Những gam màu của lúa chín trên cánh đồng Chư Jôr vào mùa thu tháng 10, đất trời cao nguyên cũng bắt đầu bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Ảnh: Bi Ly

Địa hình đồi núi đặc trưng của cao nguyên tạo nên khung cảnh hùng vĩ cho bức tranh du lịch nông thôn. Ảnh: Bi Ly

Địa hình đồi núi đặc trưng của cao nguyên tạo nên khung cảnh hùng vĩ cho bức tranh du lịch nông thôn. Ảnh: Bi Ly

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.