Bồi đắp tình yêu quê hương qua từng trang sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc đọc sách thời niên thiếu có tác động đến tình yêu quê hương không? Xin được bắt đầu bài viết nhỏ này bằng câu chuyện của chính gia đình mình, với niềm mong mỏi rằng, bằng một cách nào đó, mỗi chúng ta sẽ quan tâm hơn đến việc đọc của trẻ em.
Chúng tôi có 2 người con, từ nhỏ các cháu đều ham đọc. Ngoài những lúc phải đến trường và rảnh rang chơi thể thao, khi có thể, các cháu dành phần lớn thời gian cho việc đọc. Hết sách ở nhà, 2 anh em cùng ra Thư viện tỉnh làm bạn đọc thường xuyên ở đấy.
Thời thơ ấu (tạm tính từ khoảng lớp 1 đến lớp 9), các con tôi đã đọc được những gì? Ở nhà, tôi có thể biết vì phần lớn sách đều do tôi mua về. Ở góc học tập, các con có hầu hết tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành nhiều năm liền. Cùng với đó, các con có trọn bộ “Tủ sách vàng” và dường như không thiếu cuốn Đôrêmon nào. Ngoài ra, các con cũng có thể đọc thêm ở giá sách chung một số tập truyện cổ tích điển hình của Việt Nam và thế giới, sách về các vị anh hùng, danh nhân… Còn sách đọc tại thư viện, theo cách 2 anh em mô tả là đủ loại và “hay hơn ở nhà ta”.
Năm tháng qua đi. Các con khôn lớn, đi làm ăn xa. Trong một dịp gần đây, sau những hàn huyên, tôi đã hỏi thẳng các con mình rằng: Tại sao rất nhiều người trẻ không trở về Gia Lai sống và làm việc, dù đất này chưa bao giờ đã hết cơ hội với tất cả? Ngay lập tức, tôi nhận được câu trả lời dễ nhất, vẫn thường nghe: Giờ ở đâu có công việc/thu nhập phù hợp là làm thôi chứ không nhất thiết phải về quê.
Các em học sinh đọc sách, báo tại chương trình “Cùng các em đọc sách” do Thư viện tỉnh tổ chức. Ảnh: Đức Thụy
Các em học sinh đọc sách, báo tại chương trình “Cùng các em đọc sách” do Thư viện tỉnh tổ chức. Ảnh: Đức Thụy
Theo những người trẻ ngồi đối diện với tôi buổi ấy, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do tình yêu vùng đất mà họ từng được sinh ra không đủ thiết tha đến mức buộc phải quay về. Mối quan tâm duy nhất, dường như là sợi dây khiến họ đôi khi “quy cố hương” chính là cha mẹ, ông bà, họ hàng. Một khi, những người thân không còn nữa, những người trẻ năm nào cũng đã kịp trở thành công dân của một nơi khác. Tôi đặt vấn đề tiếp: Tại sao tình yêu quê hương ấy lại chưa đủ tha thiết? Vẫn theo những người trẻ, rất có thể, tuổi thơ của họ đã không được trang bị, vun đắp đầy đủ.
Chuyện lan man nên không thể chép hết ra đây, chỉ biết rằng sau buổi nói thẳng nói thật trên, tôi trằn trọc khó ngủ suốt nhiều đêm sau đó. Đến nơi này lần đầu tiên khi 17 tuổi, rồi gần như ngay sau đó định cư tại Pleiku, Gia Lai liền một mạch đến nay ngót 40 năm, tôi thấy đúng là chúng ta đang thiếu nhiều sách cho trẻ em, những cuốn sách có thể có tác động trong việc vun đắp tình yêu quê hương cho các em.
Sống trên một vùng đất giàu trầm tích lịch sử, văn hóa, nhưng chúng ta có rất ít các tài liệu giảng giải “theo kiểu trẻ con”, phù hợp với từng độ tuổi cho người đọc trẻ. Con người đã xuất hiện ở Gia Lai từ bao giờ? Di tích khảo cổ Gò Đá, Rộc Tưng (An Khê) chứa đựng thông tin gì trong đó? Nguồn gốc của các địa danh làm nên “thương hiệu” của đất này như Pleiku, Biển Hồ, Hàm Rồng, Ia Ly, Chư Đang Ya… được cắt nghĩa ra sao? Tôi vẫn thường ao ước rằng, giá như chúng ta có được một bộ truyện tranh về các địa danh tỉnh nhà thì hay biết mấy. Không chỉ địa danh, Gia Lai còn có nhiều sự kiện lịch sử mang tầm vóc lớn lao, mà nếu được chuyển thành truyện tranh thì hẳn trẻ em cũng sẽ rất thích. Vùng đất An Khê xưa chính là nơi 3 anh em nhà Tây Sơn chuẩn bị binh lương mưu đồ việc lớn. Ở nơi ấy, nhiều ngọn núi, cánh đồng, cung đường từ lâu đã gắn liền với những câu chuyện lay động lòng người. Cũng như vậy, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Gia Lai có rất nhiều anh hùng và các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Không thể nói khác, đây chính là nguồn tài liệu hữu ích để các nhà chuyên môn lựa chọn, chắt lọc và sáng tạo nên những tác phẩm văn học phù hợp với các độc giả trẻ tuổi ở địa phương.
Dường như chưa có thống kê nào chỉ ra rằng thời thơ ấu đọc nhiều sách lịch sử, văn hóa địa phương thì những đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ yêu quê hương mình nhiều hơn, sẽ trở về nơi mình đã được sinh ra để cùng cha anh dựng xây quê hương nhiều hơn. Nhưng từ trường hợp các con mình, tôi biết chắc chắn rằng, nếu chúng ta cung cấp cho lớp trẻ một số lượng sách phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của các em, tình yêu quê hương trong họ chắc chắn sẽ nảy nở và được vun đắp, hun đúc nhiều hơn.
NGUYỄN QUANG TUỆ 
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.