Bộ Y tế không loại trừ khả năng dịch Ebola xâm nhập về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Congo (gọi tắt là Congo) từ đầu tháng 4-2018 và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp.

 Nhân viên Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế kiểm tra thân nhiệt và kê tờ khai y tế cho hành khách. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Nhân viên Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế kiểm tra thân nhiệt và kê tờ khai y tế cho hành khách. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



Ngày 28-5, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi sát diễn biến tình hình dịch tại Congo, đánh giá nguy cơ tình hình dịch xâm nhập vào Việt Nam.

Hiện tại, nguy cơ dịch Ebola lây lan vào trong nước là thấp, tuy nhiên không loại trừ việc ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch tại Việt Nam.

Để ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào trong nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Ebola về từ vùng có dịch và sẵn sàng các biện pháp xử lý kịp thời.

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới và chủ động chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả.

Theo thông báo của WHO, từ ngày 18-5 đến ngày 25-5-2018 đã ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Tích lũy từ 4-4 đến 25-5-2018 có 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc 47%). Có 28 trường hợp xác định, 30 trường hợp nghi ngờ, trong đó có 3 trường hợp là nhân viên y tế.

Hiện tại, các quốc gia lân cận và các quốc gia khác chưa ghi nhận trường hợp bệnh Ebola.

Để đáp ứng với tình hình dịch Ebola tại Congo, WHO và các tổ chức quốc tế đã triển khai 123 chuyên gia và cung cấp cho Congo 8.640 liều vắcxin Ebola để xử lý ổ dịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola, Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của WHO về dịch bệnh Ebola đã tổ chức họp đánh giá rằng dịch Ebola tại Congo đang ở mức 3, là mức cao nhất ở cấp độ cảnh báo.

Đây là múc có nguy cơ cao lây truyền sang các nước lân cận, tuy nhiên vẫn chưa đủ điều kiện công bố Tình trạng y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu. WHO khuyến cáo không hạn chế việc đi lại và giao thương với quốc gia đang có dịch.

Thùy Giang (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.