Bộ Xây dựng lý giải việc chậm di dời nhà máy, bệnh viện khỏi nội đô Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Xây dựng cho biết việc di dời các nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành Hà Nội ra ngoại thành rất cần thiết nhưng triển khai chậm trễ có nhiều nguyên nhân.

Bộ Xây dựng vừa trả lời kiến nghị của cử tri Hà Nội về việc tiếp tục đề nghị di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô.

Theo Bộ Xây dựng, ngày 23-1-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

 

Hàng ngàn m2 khu vực kho thuộc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông nằm ở khu vực nội đô thuộc quận Thanh Xuân (Hà Nội ) bị thiêu rụi năm 2019
Hàng ngàn m2 khu vực kho thuộc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông nằm ở khu vực nội đô thuộc quận Thanh Xuân (Hà Nội ) bị thiêu rụi năm 2019



Về tình hình triển khai công tác di dời cơ sở sản xuất công nghiệp tại TP Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành, xác định lộ trình và tổ chức thực hiện.

Đối với công tác di dời cơ sở y tế và giáo dục đào tạo, thực hiện quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Bộ Y tế đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 18-5-2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17-2-2021, làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy hoạch được duyệt.

Theo Bộ Xây dựng, việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô thành phố Hà Nội là rất cần thiết.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân như: Có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời; quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn; sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23-1-2015, Bộ Xây dựng cho rằng các Bộ, ngành, địa phương có liên quan cần thúc đẩy tiến độ lập các quy hoạch ngành, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình và biện pháp thực hiện; đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ cần thiết.

 


Bộ Xây dựng cho biết sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện, tình hình thực tế.

Phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển có hiệu quả; tạo sự liên kết không gian vùng, chia sẻ chức năng giữa các đô thị trong vùng, tạo động lực, sức hấp dẫn cho các đô thị vệ tinh, khai thác tiềm năng đô thị trung tâm nhằm giảm áp lực gia tăng dân số cơ học vào đô thị lớn.


Theo Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.