Bộ Xây dựng: Bất động sản Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút nhà đầu tư ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường bất động sản tiếp tục là điểm sáng thu hút đầu tư. Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Thị trường bất động sản tiếp tục là điểm sáng thu hút đầu tư. Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong các tháng đầu năm 2022 có gần 2,7 tỷ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký “đổ” vào thị trường bất động sản Việt Nam. Đây là lĩnh vực thu hút được vốn FDI lớn thứ hai, sau lĩnh vực công nghiệp và chế tạo.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD; bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút FDI lớn, với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD; chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
“Số liệu trên cho thấy Việt Nam vẫn được đánh giá tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản,” đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực này có số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 47,2%). Số doanh nghiệp bất động sản trở lại hoạt động là 845 (tăng 92,0% so với cùng kỳ năm 2021).
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022, trong đó có việc đấy nhanh tiến độ các dự án và mở rộng quỹ đất.
Sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch COVID-19, cuối năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới,” thị trường bất động sản cũng đã dần sôi động trở lại; lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần.
Tính đến cuối tháng 4/2022, có khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động (so với quý IV/2021 là 400 sàn giao dịch). Các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, chuyển đổi số trong bán hàng.
“Nhìn chung thị trường bất động sản năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn và được sàng lọc qua dịch COVID-19,” phía Bộ Xây dựng nhận định.
Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.