Bộ trưởng Lương Tam Quang biểu dương thượng úy công an dũng cảm cứu dân trong dòng nước lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhảy xuống dòng nước lũ tại Hà Giang, cứu kịp thời 2 người, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường được Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang đề nghị khen thưởng xứng đáng.

Ngày 10-6, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khen ngợi, biểu dương Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường, cán bộ Công an huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) vì đã dũng cảm lao xuống dòng lũ cứu người dân.

Thượng úy Nguyễn Mạnh Tưởng cứu người dân giữa dòng nước lũ. Ảnh: T.T.
Thượng úy Nguyễn Mạnh Tưởng cứu người dân giữa dòng nước lũ. Ảnh: T.T.

Theo đó, khoảng 16 giờ 50 phút cùng ngày, Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông, trật tự (CSGT-TT) Công an huyện Mèo Vạc làm nhiệm vụ ứng trực hỗ trợ người dân và du khách vận chuyển hành lý do bị mắc kẹt từ hôm trước, tại đoạn Km 06 đoạn Suối Cạn, đường xuống sông Nho Quế 1 (huyện Mèo Vạc) và đi 3 xã biên giới Thượng Phùng, Sơn Vĩ, Xín Cái đã phát hiện 3 người dân của xã Thượng Phùng bị cuốn trôi khi vượt qua dòng nước chảy xiết.

Bất chấp hiểm nguy, nước chảy dữ dội, thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã nhảy xuống dòng nước lũ, cứu kịp thời 2 người dân bị nước cuốn trôi, đưa vào bờ an toàn. Người còn lại bám vào tảng đá giữa dòng nước lũ cũng được thượng úy Tường cùng đồng đội đưa lên bờ an toàn.

Ba người dân này là hai vợ chồng anh Sùng Mí D. (SN 1981) và chị Vừ Thị T. (SN 1980) cùng con trai là Vừ Mí P. (SN 2005, cùng trú tại thôn Lủng Chu, xã Thượng Phùng) đang trên đường đi làm thuê trở về nhà thì gặp nạn. Sau khi được cứu, cả 3 người trong gia đình anh D. sức khoẻ đã ổn định.

Theo Bộ Công an, hành động của thượng úy Nguyễn Mạnh Tường tuy bình dị, thường ngày của lực lượng công an nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, sự dũng cảm, không quản ngại hi sinh, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy khi nhân dân gặp nạn, thể hiện rõ tinh thần "lúc dân cần, lúc dân khó, có công an". Qua đó, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Lương Tam Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương, khen ngợi hành động dũng cảm của thượng úy Nguyễn Mạnh Tường.

Thượng tướng Lương Tam Quang đề nghị Công an tỉnh Hà Giang có các hình thức động viên, khen thưởng xứng đáng đối với thượng úy Nguyễn Mạnh Tường; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo toàn lực lượng phát huy tinh thần vì nhân dân phục vụ, cứu trợ, giúp đỡ nhân dân, qua đó khắc họa đậm nét hơn nữa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an trong lòng dân.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.