Bộ Giao thông bổ sung nhiều tuyến cao tốc mới vào quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do lưu lượng xe tăng cao và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, nhiều đoạn cao tốc mới sẽ được bổ sung vào quy hoạch.

Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu bổ sung một số tuyến đường vào quy hoạch mạng lưới cao tốc Việt Nam định hướng đến năm 2030; điều chỉnh tiến độ, quy mô một số đoạn tuyến. Dự kiến chiều dài hệ thống cao tốc trên cả nước sẽ tăng từ 6.400 km lên hơn 7.000 km. 

Cụ thể, ở phía Bắc, ngành giao thông bổ sung các đoạn cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, trong đó đoạn Hòa Bình - Mộc Châu đầu tư trước năm 2030, đoạn còn lại tiến hành sau năm 2030; tuyến Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn đầu tư trước 2030 và Bắc Kạn - Cao Bằng sau 2030; cao tốc nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai quy mô 4 làn xe, dự kiến đầu tư trước 2030.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên được nghiên cứu bổ sung cao tốc từ cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) đến thành phố Vinh. Tuyến đường này có quy mô 6 làn xe, được đầu tư trước năm 2030 và sẽ kết nối với cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (Lào).

Bộ Giao thông cũng bổ sung thêm cao tốc từ Ngọc Hồi (Kon Tum) tới cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), đây là cửa khẩu quốc tế nằm tại ngã ba biên giới với Lào và Campuchia, đầu tư sau năm 2030.


 

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thông xe hôm 2/9, có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường hơn 24 m. Ảnh: Đắc Thành
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thông xe hôm 2/9, có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường hơn 24 m. Ảnh: Đắc Thành



 Tại khu vực miền Nam, Bộ Giao thông thêm cao tốc từ Gò Dầu (Tây Ninh) tới cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) để kết nối khu vực phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh và Campuchia với TP HCM. Dự kiến đầu tư đoạn Gò Dầu - Tây Ninh làm trước 2030 và đoạn còn lại sau 2030.

Ngoài ra, do lưu lượng phương tiện tăng cao, nhiều tuyến cao tốc được nghiên cứu mở rộng quy mô, như đoạn Pháp Vân (Hà Nội) - Cầu Giẽ - Phú Thứ (Hà Nam), Dầu Giây (Đồng Nai) - Trung Lương (Tiền Giang) dự kiến điều chỉnh quy mô lên 8 làn xe; trước đây các đoạn này được quy hoạch 6-8 làn xe.

Cùng với đó, Vân Phong (Khánh Hòa) đã được quy hoạch thành khu kinh tế nên đoạn cao tốc Vân Phong - Nha Trang được điều chỉnh lên 8 làn xe, trong đó, trước năm 2030 đầu tư quy mô 6 làn xe, sau đó tăng lên 8 làn xe.

Trên tuyến cao tốc Bắc Nam, nhiều dự án sẽ được điều chỉnh tiến độ triển khai do lưu lượng xe tăng cao. Cụ thể, các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2 sẽ được đầu tư trước năm 2020...


Theo quy hoạch mạng đường bộ cao tốc, đến năm 2020 cần xây dựng được 2.703 km. Tuy nhiên, dự kiến đến năm này Việt Nam sẽ chỉ xây dựng được khoảng 1.267 km; năm 2021 đưa vào khai thác hơn 600 km cao tốc Bắc Nam phía Đông, đạt khoảng 75%. Các tuyến cao tốc cơ bản có quy mô 2-4 làn xe, số ít quy mô 6-8 làn xe như Láng - Hòa Lạc, Nhật Tân - Nội Bài, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Bắc Giang.

Đoàn Loan (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.