Bộ Công an phát động cuộc thi viết về bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cuộc thi viết "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở" nhằm tuyên truyền, lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sỹ CAND với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ," "Khi dân cần, khi dân khó có Công an."
Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Sáng 15/2, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Báo Nhân dân phát động Cuộc thi viết với chủ đề "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở," đồng thời ra mắt giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Cuộc thi viết với chủ đề "Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở" với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tuyên truyền, lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sỹ Công an nhân dân với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ," "Khi dân cần, khi dân khó có Công an."

Cuộc thi cũng là dịp để các nhà báo chuyên nghiệp, các cây bút trong và ngoài ngành Công an, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia viết các tác phẩm dự thi dưới các góc nhìn đa chiều, phản ánh trung thực, sinh động về hình tượng người chiến sỹ Công an nhân dân tại cơ sở với bản chất mưu trí, dũng cảm, nỗ lực vượt khó, vì nhân dân phục vụ.

Đồng thời, kịp thời phát hiện, cổ vũ những nhân tố tích cực, các mô hình hay, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân...

Ban Tổ chức cuộc thi cho biết tác phẩm tham gia dự thi viết được đăng tải trên báo điện tử, tạp chí điện tử, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước từ ngày 1/3/2023 đến hết ngày 29/2/2024.

Tác phẩm dự thi có tính thời sự, phản ánh chân thực, sinh động, chính xác, khách quan và giá trị thông tin cao; có tinh thần phản biện xã hội lành mạnh; nội dung tác phẩm có sức lan tỏa xã hội; hình thức thể hiện sinh động, hấp dẫn, thuyết phục, mang đặc trưng của thể loại báo mạng điện tử.

Đối với thể loại phóng sự ảnh khuyến khích tác phẩm thể hiện đặc trưng của báo mạng điện tử như đồ họa, đa phương tiện, sự tương tác cao...

Đối tượng dự thi là nhà báo, phóng viên, cộng tác viên, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước. Thời gian dự thi đến hết ngày 29/2/2024 (theo dấu bưu điện). Dự kiến xét chọn tác phẩm đạt giải và công bố, trao giải trong tháng 3/2024.

Địa chỉ nhận tác phẩm, ngoài phong bì thư ghi rõ: Bài dự thi viết với chủ đề “Đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở” gửi về Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, số 44 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cũng theo Ban Tổ chức cuộc thi, giải thưởng bao gồm 1 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba; 30 giải khuyến khích và 5 giải cho các tập thể, đơn vị, cơ quan có nhiều tác phẩm tốt tham gia dự thi… với tổng giải thưởng gần 400 triệu đồng.

Ngoài các giải thưởng, các tác phẩm dự thi đạt chất lượng cao được Bộ Công an tặng Bằng khen cho nhóm tác giả, tác giả đạt các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba; Văn phòng Bộ Công an tặng giấy khen cho nhóm tác giả, tác giả đạt giải khuyến khích. Bên cạnh đó, các nhóm tác giả và tác giả đạt giải được tặng biểu trưng của cuộc thi.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ở cấp độ cơ sở, nhiều câu chuyện hay, thực tế, thể hiện sự đóng góp của các cán bộ, chiến sỹ Công an trong đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Đây là cuộc thi viết không chỉ giới hạn các nhà báo chuyên nghiệp mà mở rộng cho nhiều thành phần tham dự, kể cả người dân... nên chắc chắn sẽ có màu sắc khác biệt so với những cuộc thi trước đây. Đây cũng là chất liệu để các nhà báo tiếp tục khai thác đề tài để thực hiện nhiều loạt bài, phóng sự dày dặn, sâu sắc hơn, góp phần tôn vinh những cán bộ, chiến sỹ Công an ngày đêm bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân cũng đánh giá sự ra mắt giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an khẳng định bước đi mới, ngày càng lớn mạnh, phát triển, có hình thức chia sẻ thông tin thuận lợi hơn cho người dùng...

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ mong muốn nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân, các cây bút chuyên và không chuyên, cùng toàn thể nhân dân tích cực tham gia cuộc thi viết, góp phần thắp sáng hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân nói chung, Công an cơ sở nói riêng bằng những tác phẩm báo chí, để nhân dân thêm hiểu và thêm tin yêu vào lực lượng Công an nhân dân, qua đó góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Để cuộc thi đạt được kết quả tốt nhất, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan báo chí và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và thể lệ cuộc thi với nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để mỗi nhà báo, phóng viên, cộng tác viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm, hưởng ứng và tích cực tham gia, ủng hộ cuộc thi.

"Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ các nhà báo, phóng viên, biên tập viên và nhân dân trong quá trình tác nghiệp thực tế tại cơ sở," Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ khẳng định.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Liên quan đến việc nâng cấp và chính thức ra mắt giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử, đại diện Bộ Công an cho biết, điều này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát ngôn, cung cấp thông tin tuyên truyền của Bộ trên Internet, mang tới cho người dân và bạn đọc một giao diện hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, thân thiện, nâng cao khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin nhanh hơn, toàn diện hơn, nhất là trên thiết bị di động, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự và dịch vụ công trực tuyến.

Nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đề nghị Văn phòng Bộ, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới các mặt công tác, bám sát, tuân thủ tôn chỉ mục đích, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh và tính đặc thù của Cổng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Bộ trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

"Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an phải thực sự là cầu nối để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lực lượng Công an với nhân dân, là kênh thông tin chính thống, công khai, hữu ích để nhân dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham gia ý kiến, kiến nghị, giám sát, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu thông tin trong thời kỳ đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và xu thế phát triển của xã hội hiện nay"-Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".