Biến vỉa hè thành nơi kinh doanh buôn bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù ngành chức năng TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai đã vào cuộc mạnh mẽ nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn tiếp tục diễn ra, gây mất mỹ quan đô thị, mất trật tự an toàn giao thông.
Có thể thấy TP.Pleiku là địa bàn có mật độ dân cư đông, tình trạng bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè diễn ra thường xuyên tại các phường, xã. Cơ quan chức năng của thành phố thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nhưng vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán
Dưới đây là những hình ảnh PV. ghi nhận được tại một số tuyến đường trên địa bàn TP. Pleiku:
 
Các hộ kinh doanh thản nhiên kê bàn ghế bày bán hàng hóa ngay trên vỉa hè. Người bán đã vậy, người mua cũng thản nhiên dừng đỗ phương tiện ngay dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
 
Vì mưu sinh, nhiều người dân đã bất chấp sự an toàn vẫn tràn xuống lề đường Phạm Văn Đồng, TP.Pleiku để buôn bán trái cây.
 
Vỉa hè đường Phan Đình Phùng-Nguyễn Đình Chiểu được tận dụng làm bãi đậu xe cho quán Cà Phê
 
Vỉa hè đường Trần Phú bị chiếm dụng không còn kẽ hở cho người đi bộ.
 
Hàng hoá được bày xuống sát lề đường nên khách cũng phải đứng dưới lòng đường để chọn lựa.
 
Họp chợ trên đường Tô Hiến Thành, TP.Pleiku gây tắt nghẽn giao thông. Một số người dân sống trong khu vực cho biết, mặc dù tình trạng trên diễn ra từ lâu, người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
 
Trong khi đó, vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành, TP.Pleiku bị trưng dụng thành bãi đỗ xe của các quán nhậu, nhà hàng.
 
Vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ đành phải đi dưới lòng đường. (Ảnh chụp tại đường Nguyễn Tất Thành, TP.Pleiku)
 
Trước sự lấn chiếm vỉa hè (đoạn bờ kề suối Hội Phú) khiến đường phố luôn trong tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người dân trên địa bàn. 
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.