Biến "nguy" thành "cơ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) đang đặt ra những thách thức, nguy cơ lớn không chỉ về sức khỏe, y tế mà cả kinh tế.



Đến lúc này, vẫn rất khó để lượng định dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế, kéo theo đó là việc làm, an sinh xã hội... ở nước ta. Hiện mới có những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu tiên, trực tiếp của dịch bệnh này như hàng không, du lịch... ước tính ban đầu về thiệt hại.

Việc dịch Covid-19 bùng phát tại những thị trường khách du lịch lớn nhất đối với nước ta là châu Á, châu Âu và Mỹ đã khiến lượng du khách sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Thống kê lượng du khách quốc tế đến nước ta trong 2 tháng đầu năm nay dù vẫn tăng 4,8% nhưng là mức tăng thấp nhất của 2 tháng đầu năm trong giai đoạn 2016-2020.

Công nghiệp không khói hiện là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế với đóng góp vào GDP tới 726.000 tỉ đồng năm 2019, trong đó có 18 triệu lượt du khách quốc tế. Dịch Covid-19 khiến mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, mang lại tổng doanh thu trên 830.000 tỉ đồng trở nên vô cùng khó khăn.

Tương tự, ngành hàng không cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Sau khi dừng bay tới Trung Quốc và Hàn Quốc, hàng không Việt Nam cũng chỉ đưa khách đến châu Âu và bay rỗng chiều về từ ngày 15-3. Cục Hàng không hồi giữa tháng 2 dự báo thiệt hại của ngành do dịch Covid-19 khoảng 10.000 tỉ đồng, song đã tăng dự báo lên 25.000 tỉ đồng vào cuối tháng 2, nay con số dự báo này chắc sẽ tăng hơn rất nhiều.

Chỉ nhìn vào cảnh các cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại, các dịch vụ... vắng khách là thấy dịch Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng thế nào tới cả nền kinh tế cũng như công ăn việc làm.

Thế nhưng, đại dịch Covid-19 dù có tác động nền kinh tế thế giới cũng như nước ta tới đâu thì cuối cùng chắc chắn sẽ bị đẩy lui. Niềm tin vững chắc ấy có từ thực tế quốc gia tâm dịch Trung Quốc đã qua đỉnh dịch hay các biện pháp mạnh mẽ của thế giới như Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Và quan trọng nhất là từ quyết tâm "chống dịch như chống giặc" cùng các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ nước ta.

Đại dịch Covid-19 là nguy cơ, thách thức to lớn. Song, chính trong lúc "nguy" này vẫn có thể nhìn thấy rõ "cơ". Nhu cầu trong nước cũng như thế giới vốn bị đại dịch kìm nén lại như chiếc lò xo chắc chắn sẽ tăng rất mạnh khi bật tung được chiếc "chốt hãm" mang tên Covid-19.

Cũng vì nhìn rõ những "cơ" đó mà Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là giảm thiểu thiệt hại hiện nay do dịch bệnh, nhìn xa hơn là chuẩn bị đón thời cơ khi dịch Covid-19 qua đi. Dịch bệnh có thể gây khó khăn gấp đôi, song nếu cố gắng gấp ba, tin rằng chúng ta sẽ biến "nguy" thành "cơ".

Theo PHẠM DƯƠNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...