Bếp xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi yêu tha thiết những sớm mùa đông nằm trong chăn ấm nghe mùi bánh rán dậy lên thơm nức. Lập cập tung chăn bước ra bếp thấy mẹ đang quấy bột chiên, ba chẻ nhỏ thanh củi. Lửa hồng cháy lách tách. Tiếng trò chuyện rù rì. Chợt nhiên, cái rét cắt da cắt thịt ngày đông có chút gì đó ngọt lành.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Căn bếp nhà tôi mở ra một thế giới nhỏ chật chội nhưng ấm áp: một chiếc chạn gỗ úp chén bát, cất thức ăn và lủ khủ chai lọ gia vị bên trong. Sợ chuột bọ leo lên, ba tôi cẩn thận kê chân chạn bằng bốn cái chén sành đổ nước bên trong. Một chiếc kiềng được làm từ những thanh sắt chắc chắn hàn lại. Mỗi lần nấu nướng, chiếc kiềng có thể đặt được hai cái nồi to. Khi tro dưới bếp vun đầy, mẹ tôi lấy xẻng xúc bớt để bón cây.
Một đống củi khô xếp gọn bên chiếc kiềng, cạnh đó là cuốn vở cũ và chiếc hộp quẹt dùng để nhóm lửa. Cuốn vở trước khi “cống nộp” nên kiểm tra kỹ xem có ghi gì bậy bạ không, vì nếu bị đọc thì sẽ rất quê. Trên vách treo đôi quang gánh và chiếc roi mây bám đầy bồ hóng. Khi mùa màng đến, ba tôi rút roi mây xuống đập trâu đi cày. Xong xuôi lại giắt lên cất.
Trong bếp còn có mấy chiếc đòn gỗ để ngồi ăn cơm. Một cái mâm gỗ dựng sát vào tường, đến bữa trải xuống. Thỉnh thoảng, vài “vị khách” quen thuộc xuất hiện. Đó là chú gà con lạc mẹ kêu chiêm chiếp ngác ngơ. Con chó mực nằm chầu chực đợi thảy cho cục xương. Chú mèo mướp cuộn tròn trong đống tro vào những ngày trời đông rét mướt.
Tôi không thích lắm công việc nhóm lửa, nhưng dù thích hay không cũng bắt buộc phải làm. Thật kiên trì và từ tốn. Xếp củi nhỏ bên dưới, củi vừa lên trên, đẩy mẩu giấy đã châm lửa vào cho củi bén. Khi thổi phải từ từ, nhả hơi vừa phải. Nếu thổi mạnh lửa không những không lên mà còn bị dập tắt. Cực nhất là mùa đông, củi ướt, tro bếp ướt. Tôi lụi cụi xúc bớt tro, chẻ nhỏ củi, hì hục cả buổi mới nhóm được bếp lửa riu riu, áo quần tóc tai bám đầy mùi khói.
Mẹ tôi nấu ăn rất ngon. Cá thịt rau củ vào tay mẹ đều trở thành những món ăn tuyệt nhất trần đời. Ngay cả khi nhà nghèo rớt mồng tơi, bữa tối chỉ có nước mắm kho với lá hành tăm, rưới đều lên bát cơm trắng dẻo thơm nóng hổi, vậy mà cha con tôi cũng ăn ngấu ăn nghiến, khen lấy khen để. Tôi nhận ra khi bếp đỏ lửa thì căn nhà mới ấm cúng hạnh phúc. Bếp nguội lạnh là dấu hiệu của sự tan vỡ, âm ỉ nhưng dữ dội, không cách gì níu kéo.
Gia đình tôi có quy định ngầm bữa cơm luôn phải đầy đủ thành viên. Nếu tôi đi học thêm về muộn, ba mẹ sẽ đợi về cùng ăn. Nếu ba mẹ bận việc, chị em tôi kiên nhẫn ngồi chờ. Bữa cơm chỉ thực sự ngon khi cả nhà quây quần cùng nhau trong căn bếp ấm.
Nhà tôi giờ đây xây lại khang trang hơn. Bếp gas thay thế bếp đun rơm, củi. Nồi cơm điện thay thế chiếc xoong nhôm bám đầy lọ nghẹ. Nấu bữa cơm nhanh chóng tiện lợi chứ không cần lúi húi chụm lửa canh nồi như ngày trước. Đôi khi, tôi thèm mùi khói quá chừng. Mùi khói thơm rơm, thơm củi. Lửa bếp lách tách, rực hồng. Và cơm nấu bằng bếp lửa khi nào cũng có một lớp cháy thật ngon! Thỉnh thoảng mắt tôi cay xè, không phải vì khói bếp. Mà cũng có thể là vì khói bếp, biết đâu…
Nhiên Phượng

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null