Bệnh nhân COVID-19 người Nhật khỏi bệnh 2 tuần, xét nghiệm lại 2 lần đều dương tính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một người đàn ông Nhật, trên 70 tuổi, nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tháng 2.2020. Ông được chữa khỏi và ra viện. Thế nhưng, 2 tuần sau, ông bị sốt cao và đi xét nghiệm lại thì cho kết quả dương tính.
Sau 2 tuần sau khỏi bệnh COVID-19, một người đàn ông Nhật bị sốt cao đến 39 độ C và đi xét nghiệm lại thì kết quả dương tính. Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau 2 tuần sau khỏi bệnh COVID-19, một người đàn ông Nhật bị sốt cao đến 39 độ C và đi xét nghiệm lại thì kết quả dương tính. Ảnh minh họa: Shutterstock
Người này nằm trong số 679 người bị nhiễm bệnh trên tàu Diamond Princess được đưa vào kiểm dịch ngoài cảng Yokohoma (Nhật Bản) vào tháng trước.
Ông đã được điều trị tại Tokyo (Nhật Bản) và được ra viện sau khi đã được chữa khỏi và xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Thế rồi, 2 tuần sau, ông bị sốt cao đến 39 độ C và đi xét nghiệm lại thì kết quả dương tính. Xét nghiệm lại một lần nữa, kết quả vẫn dương tính, theo Daily Mail.
Đây không phải là lần đầu tiên một bệnh nhân có biểu hiện tái nhiễm với virus này. Trước đó, một phụ nữ Nhật Bản cũng có biểu hiện tái nhiễm sau khi đã được chữa khỏi virus được 2 tuần.
Các chuyên gia bày tỏ mối lo ngại rằng bệnh nhân có thể tái phát, vì mầm bệnh virus SARS-CoV-2 có thể không được phát hiện khi xét nghiệm.
Nhưng một nghiên cứu trên khỉ, vừa được công bố, đã cho kết quả khác hẳn. Những con khỉ dường như có khả năng miễn dịch chống lại virus sau khi bị lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu cho thấy khỉ không thể tái nhiễm virus SARS-CoV-2.
Khỉ không thể tái nhiễm virus SARS-CoV-2, vì các nhà khoa học bác bỏ lo ngại bệnh nhân có thể tái nhiễm sau khi khỏi bệnh, theo Daily Mail.
Trong nghiên cứu, bác sĩ Linlin Bao thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và các đồng nghiệp đã cho 4 con khỉ trưởng thành lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát sự tiến triển của bệnh trong 28 ngày tiếp theo, theo dõi cân nặng và thân nhiệt và lấy nhiều mẫu xét nghiệm để đo lượng virus.
Trong quá trình lây nhiễm, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy những con khỉ đã giảm cân khoảng 200 - 400 gram, có biểu hiện chán ăn, tăng nhịp thở và tư thế ủ rủ.
Mẫu xét nghiệm cũng tiết lộ rằng lượng virus đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 3 ngày sau khi nhiễm bệnh, sau đó giảm dần, và về mức không thể phát hiện sau khoảng 14 ngày.
28 ngày sau khi nhiễm bệnh, có 2 con đã giảm triệu chứng và âm tính ở cả 2 lần xét nghiệm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) sau khi được cho lây nhiễm virus một lần nữa với cùng liều lượng với lần nhiễm lúc đầu.
Tuy thân nhiệt của hai con khỉ có tăng tạm thời sau khi cho tái nhiễm, nhưng mẫu xét nghiệm cho thấy không có virus.
Những con khỉ dường như đã phát triển sự bảo vệ chống lại nhiễm bệnh và không thể nhiễm lại lần thứ 2.
Nhóm nghiên cứu lập luận rằng điều này cho thấy các bệnh nhân có biểu hiện tái nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ đơn thuần là do chưa khỏi bệnh hoàn toàn, theo Daily Mail.
Các phát hiện cũng có khả năng giúp đánh giá sự phát triển của vắc xin chống lại COVID-19, các nhà nghiên cứu cho biết, theo Daily Mail.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.