Bất ngờ về kết quả nghiên cứu trên người đàn ông tiêm 217 mũi vaccine COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một người đàn ông tại Đức đã tiêm hơn 200 mũi vaccine phòng COVID-19 nhưng các nhà khoa học không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào với hệ miễn dịch của người này.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu Đức đã kiểm tra một người đàn ông “được tiêm quá nhiều” mà họ cho biết đã tiêm hơn 200 mũi vaccine phòng COVID-19 mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ đáng chú ý nào đối với hệ miễn dịch.

Công bố trên tạp chí y khoa về Bệnh truyền nhiễm Lancet ngày 3/3/2024, các nhà nghiên cứu cho biết vaccine ngừa COVID-19 có “mức độ dung nạp tốt,” mặc dù họ lưu ý rằng đây là một trường hợp cá biệt của việc “tăng cường tiêm chủng bất thường.”

Các nhà nghiên cứu đã chú ý tới trường hợp của người đàn ông cá biệt này khi các công tố viên Đức mở một cuộc điều tra gian lận, thu thập bằng chứng cho thấy ông ta đã tiêm 130 mũi vaccine COVID-19 trong thời gian 9 tháng - cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của cơ quan y tế.

Kilian Schober, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi biết về trường hợp của người này qua các bài báo. Sau đó, chúng tôi đã liên lạc và mời ông ấy trải qua nhiều bài kiểm tra khác nhau. … Ông ấy rất thích thú tham gia cuộc nghiên cứu.”

Người đàn ông đồng ý cung cấp các mẫu máu, bao gồm các mẫu mới, kết quả xét nghiệm máu trước đây và các mẫu máu đã được đông lạnh trong những năm gần đây.

Người đàn ông cho biết ông ta đã tiêm 217 mũi vaccine phòng COVID-19 vì “lý do riêng tư.” Chính quyền Đức đã không đưa ra cáo buộc hình sự về việc này.

Đi sâu vào nghiên cứu, các nhà khoa học đã suy đoán rằng việc tiêm quá nhiều mũi vaccine có thể khiến hệ thống miễn dịch của người này trở nên mệt mỏi.

Vaccine tạo ra các tế bào ghi nhớ miễn dịch ở chế độ chờ, sẵn sàng kích hoạt nhanh chóng hệ thống phòng vệ của cơ thể trong trường hợp bị virus tấn công.

Nhưng trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người đàn ông này có nhiều tế bào miễn dịch - được gọi là tế bào T - hơn so với nhóm đối chứng đã được tiêm ba liều vaccine tiêu chuẩn.

Các nhà khoa học cũng không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu mệt mỏi nào trong các tế bào này. Họ cho rằng điều này cũng hiệu quả như những người đã được tiêm một số mũi vaccine phòng COVID-19 thông thường.

Katharina Kocher, một trong những tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nhìn chung, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy phản ứng miễn dịch yếu hơn”.

Ngay cả đến lần tiêm vaccine thứ 217, các nhà nghiên cứu cho biết mũi tiêm vẫn có tác dụng khi mức độ kháng thể chống lại virus COVID-19 trong cơ thể người đàn ông này vẫn “tăng lên đáng kể”.

Các nhà nghiên cứu cho biết người đàn ông này nhất quyết tiêm thêm một mũi vaccine nữa trong quá trình nghiên cứu. Họ đã lấy mẫu máu để xác định xem hệ thống miễn dịch của người này phản ứng như thế nào.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo bất chấp những phát hiện trên, họ “không tán thành việc tiêm chủng bổ sung quá mức như một chiến lược để tăng cường khả năng miễn dịch thích ứng.”

Mặc dù các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người đàn ông này đã từng mắc COVID-19, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa “chế độ tiêm chủng tăng cường” của người này và việc không bị lây nhiễm.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn 60 triệu người dân tại Đức đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 và hầu hết trong số họ đã được tiêm nhiều liều.

Đức đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine mùa Thu nhằm ngăn ngừa sự lây lan virus SARS-CoV-2, sử dụng một mũi duy nhất vaccine tăng cường ngừa COVID-19 đã nâng cấp đối với người già và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Viện Kiểm soát Dịch bệnh Robert Koch (RKI) của Đức cho biết Hội đồng cố vấn vaccine của nước này gồm các chuyên gia độc lập đã nhắc lại khuyến nghị chỉ nên tiêm các mũi tăng cường ngoài chương trình tiêm phòng COVID-19 tiêu chuẩn đối với các nhóm nhất định thuộc diện nguy cơ cao.

Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach nhấn mạnh người từ 60 tuổi và các nhóm có nguy cơ cao nên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Lý tưởng hơn nữa là kết hợp với việc tiêm phòng cúm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.