Bất động sản trong nước được dự báo phục hồi vào năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản trong nước sẽ phục hồi trở lại vào năm 2024.
Nhiều dấu hiệu tích cực đang thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước trở lại. Ảnh: Tuấn Anh

Nhiều dấu hiệu tích cực đang thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước trở lại. Ảnh: Tuấn Anh

Nửa đầu năm 2023, Việt Nam thu hút khoảng 13,43 tỉ USD vốn FDI. Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỉ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước (3,15 tỉ USD). GDP 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,72%, chỉ cao hơn mức tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 giai đoạn 2011 - 2023.

Dù vậy, đã có những dấu hiệu tích cực xuất hiện để kỳ vọng dòng vốn đầu tư bất động sản sẽ cải thiện trong giai đoạn 2024 – 2026 nhờ các chính sách của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng. Có thể kể đến Nghị định 35/2023/NĐ-CP, Nghị định 10/2023/NĐ-CP, Quyết định số 1123/2023/QĐ-NHNN, Thông tư 11/2022/TT-NHNN. Đây là những dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi của thị trường bất động sản và củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư tiềm năng nhất trong khu vực.

Trong giai đoạn 2022 đến nửa đầu năm 2023, lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý khi cơ hội giao dịch bắt đầu xuất hiện. Miền Bắc là khu vực sôi động của thị trường đầu tư trong giai đoạn này, với tổng giá trị đầu tư đạt 1,1 tỉ USD, khu vực phía Nam cũng nhận được 760 triệu USD. Xét về tỉ trọng, thị trường vốn Việt Nam tập trung nhiều nhất vào thị trường nhà ở, tiếp theo là bất động sản công nghiệp và phi công nghiệp thương mại.

Công ty dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield phân tích, bất động sản luôn trải qua bốn giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới. Các giai đoạn có thể được mô tả như sau: Phục hồi, tăng trưởng, cơn sốt và suy thoái. Trong vài tháng qua, Việt Nam dường như đang trải qua một giai đoạn trầm lắng. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn nhận một cách lạc quan rằng thị trường bất động sản đang dần trở nên bền vững và lành mạnh hơn.

Cushman & Wakefield dự báo, các ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt việc cho vay để đảm bảo nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro.

“Mặc dù điều này không thực sự tích cực, nhưng chúng tôi cho rằng một môi trường cho vay chặt chẽ và thận trọng hơn sẽ tạo ra một môi trường đầu tư an toàn và dài hạn, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.

Do đó, chúng tôi cho rằng khi thị trường vượt qua giai đoạn suy thoái và phục hồi, sẽ có sự tham gia của nhiều tổ chức đầu tư lớn trên thế giới vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026. Đây cũng là thời điểm thị trường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng” – công ty bất động sản nhận định.

Bên cạnh đó, Cushman & Wakefield đánh giá vẫn còn nhiều dự án bị trì hoãn trong quá trình phê duyệt pháp lý. Để có nhiều hoạt động đầu tư bất động sản diễn ra trên thị trường, Việt Nam sẽ cần đạt được mức độ minh bạch cao hơn, quy hoạch đô thị tốt hơn cũng như khung pháp lý mạnh mẽ hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

“Sau khi quá trình rà soát pháp lý hoàn tất, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu và thị trường sẽ minh bạch và hiệu quả hơn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước” - Cushman & Wakefield nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.