Bất động sản: Cứu hay không cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều dự án bất động sản đã giảm đến 40-45% ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Nhưng thanh khoản vẫn cực kỳ thấp. Và thị trường sẽ đến “bờ vực” nếu không giải cứu.
TS Lê Xuân Nghĩa: Thị trường bất động sản “chưa bước tới bờ vực, nhưng phải hành động thật nhanh nếu không sẽ không kịp. Ảnh: Anh Huy

TS Lê Xuân Nghĩa: Thị trường bất động sản “chưa bước tới bờ vực, nhưng phải hành động thật nhanh nếu không sẽ không kịp. Ảnh: Anh Huy

Tin mới nhất là đã có 5 dự án bất động sản ở TPHCM được “cứu” - theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TPHCM. Đó là khi UBND TP cho phép 5 tập đoàn, doanh nghiệp, chủ đầu tư của 5 dự án này được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án này.

Đây là một liệu pháp hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp, chủ đầu tư vượt qua khó khăn.

Nhưng con số 5, lại là trên tổng số 156 dự án bất động sản cần gỡ vướng.

Tại hội thảo "Gỡ vướng địa ốc - thúc đẩy tăng trưởng" hôm 16.4, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nói rằng: “Cần tranh thủ làm thật nhanh những quyết định, cơ chế đã được ban hành”, trước tình trạng thị trường “chưa bước tới bờ vực, nhưng phải hành động thật nhanh nếu không sẽ không kịp”.

Vị chuyên gia tài chính phân tích lợi ích kép của sự cấp bách tháo gỡ “Không chỉ là phục hồi thị trường mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính”. Bởi theo ông, bên cạnh nhóm doanh nghiệp bất động sản đang “điêu đứng”, đã không còn khả năng tiếp nhận vốn mới từ ngân hàng và đang cấp thiết tái cấu trúc, đảo nợ..., đang chịu hậu quả, còn có nhóm nhân dân/khách hàng mua bất động sản đang phải chịu lãi suất cao. Và nếu xảy ra vấn đề thì “cả người vay và nhà băng đều chịu hậu quả”.

Bất động sản, ngoài mối liên kết với hàng chục các ngành nghề sản xuất, còn “cộng sinh” với thị trường tài chính. Nếu đẩy đến “bờ vực” thì nguy cơ sụp đổ chắc chắn không chỉ là “chuyện riêng” của bất động sản.

Câu hỏi "cứu hay không cứu", thật ra, phải là "cứu như thế nào".

Tiến sĩ Cấn Văn Lực có lần nhìn nhận: Vướng mắc số 1 hiện nay là môi trường pháp lý, với các quy định chồng chéo, thiếu nhất quán, không rõ ràng, không được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn...

Chúng ta không thể vung tiền để giải cứu bất động sản. Nhưng những nguyên nhân thuộc về chủ quan thì phải tháo gỡ ngay và luôn.

Chứ ai lại để những vướng mắc càng thêm vướng mắc khi thực tế có tâm lý "sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy tồn tại ở một bộ phận cán bộ công chức" đẩy các dự án vào thế “không thể triển khai, hoặc kéo dài, muốn bán hay chuyển nhượng cũng không được, muốn thế chấp cũng không xong, đến muốn nộp tiền thuê cũng khó khăn.... dẫn đến bất động sản bị bỏ hoang, tồn kho, lãng phí, tốn kém, suy giảm niềm tin...

Lỗi ấy đâu phải là từ thị trường bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.