Bảo vệ an toàn cho đoàn viên, thanh niên trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, các tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm giúp đoàn viên, thanh niên hình thành kỹ năng sàng lọc thông tin và sử dụng không gian mạng một cách an toàn.

“Văn hóa ứng xử trên không gian mạng và nói không với bạo lực học đường” là chủ đề của phiên tòa giả định vừa được Liên Chi Đoàn Tòa án-Viện Kiểm sát và Đoàn cơ sở Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) tổ chức vào ngày 27-4.

Quang cảnh phiên tòa giả định tổ chức tại Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: M.N
Quang cảnh phiên tòa giả định tổ chức tại Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: M.N

Gần 1.000 học sinh Trường THPT Chi Lăng đã được theo dõi một phiên tòa giả định được dàn dựng dựa trên một vụ án có thật. Mặc dù chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong trên mạng xã hội Facebook, nhưng các bị can Hồ Thanh Huy và Hồ Hoàng Nam đã dùng dao, rựa là hung khí nguy hiểm (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự) đánh gây thương tích cho bị hại Phạm Hoàng Thi bị tổn hại 59% sức khỏe. Hành vi phạm tội của các bị can Hồ Thanh Huy và Hồ Hoàng Nam đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự. Trong vụ án này, các bị cáo đã thành khẩn khai báo nên đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hồ Thanh Huy 6 năm 6 tháng tù; bị cáo Hồ Hoàng Nam 4 năm 6 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Phiên tòa giả định gồm có hội thẩm nhân dân, viện kiểm sát, thư ký, luật sư, công an, người phạm tội và người có liên quan. Các “diễn viên” trong phiên tòa giả định là đoàn viên, thanh niên đến từ Chi Đoàn Tòa án-Viện kiểm sát và Đoàn cơ sở Công an TP. Pleiku. Dù là phiên tòa giả định, nhưng quá trình diễn ra đúng trình tự tố tụng của một phiên tòa thực sự.

Chăm chú theo dõi diễn biến của phiên tòa giả định, em Phan Trịnh Nguyên (lớp 11A1, Trường THPT Chi Lăng) chia sẻ: “Phiên tòa giả định mang đến cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích, đó là phải ứng xử văn minh trên mạng xã hội, biết kiểm soát thái độ và hành vi khi sử dụng mạng xã hội, chung tay phòng-chống bạo lực học đường”.

Học sinh Trường THPT Chi Lăng tương tác, trả lời các câu hỏi liên quan đến không gian mạng. Ảnh: M.N
Học sinh Trường THPT Chi Lăng tương tác, trả lời các câu hỏi liên quan đến không gian mạng. Ảnh: M.N

Sau phiên tòa giả định, các học sinh đã tham gia tương tác, trả lời các câu hỏi liên quan về phòng-chống lừa đảo trên môi trường mạng. Đại úy Nguyễn Hồng Huy-Bí thư Đoàn cơ sở Công an TP. Pleiku chia sẻ: “Học sinh ngày nay đa số đều dùng mạng xã hội. Ngoài những mạng xã hội thường dùng như: Facebook, Zalo, Tik Tok, vẫn còn một số mạng xã hội khác như: WhatsApp, Telegram, Snapchat… mà những người lớn chưa tiếp cận được và khó kiểm soát. Vì thế phiên tòa giả định giúp các em nâng cao ý thức và hình thành chuẩn mực ứng xử trên không gian mạng”.

Nhằm phổ biến rộng rãi các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Tỉnh Đoàn vừa tổ chức thành công cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực không gian mạng năm 2024”.

Cuộc thi được triển khai từ ngày 12-3 và kết thúc ngày 13-4-2024, gồm 5 kỳ; mỗi kỳ gồm 15 câu hỏi, trong đó 14 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi phụ về dự đoán số người trả lời đúng tất cả nội dung câu hỏi. Nội dung của các câu hỏi liên quan đến: Luật An ninh mạng năm 2018; những nhiệm vụ và giải pháp trong kế hoạch số 1797/KH-UBND ngày 12-8-2022 của UBND tỉnh Gia Lai triển khai chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Gia Lai; quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, an toàn trên không gian mạng...

Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Thị Giang Thảo (thứ 2 từ trái qua) trao bằng khen của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn cho các tập thể có thành tích xuất sắc tại cuộc thi. Ảnh: M.N
Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Thị Giang Thảo (thứ 2 từ trái qua) trao bằng khen của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn cho các tập thể có thành tích xuất sắc tại cuộc thi. Ảnh: M.N

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, qua 5 kỳ thi, cuộc thi đã thu hút hơn 65.560 lượt cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tham gia thi. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 5 giải nhất, 5 giải nhì, 5 giải ba, 5 giải khuyến khích cho các cá nhân có câu trả lời đúng nhất và dự đoán chính xác nhất số người tham gia cuộc thi.

Ban tổ chức cuộc thi đã trao 3 giải tập thể cho các đơn vị có công tác chỉ đạo, tham gia tốt và có số lượng bài dự thi đúng nhiều nhất trong cả cuộc thi, gồm: giải A được trao cho Huyện Đoàn Ia Pa; Huyện Đoàn Kông Chro giành giải B; Huyện Đoàn Kbang giành giải C.

Chị Nguyễn Thị Giang-giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) đạt giải nhất kỳ III chia sẻ: “Khi tham gia cuộc thi, tôi đã chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan để trả lời câu hỏi ở cả 5 kỳ thi. Những kiến thức từ cuộc thi giúp tôi nắm vững các kiến thức pháp luật để tuyên truyền đến học sinh trong trường nhằm phòng-ngừa các thông tin xấu, độc trên không gian mạng”.

Với sự đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật thông qua các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, thi rung chuông vàng… do tổ chức Đoàn triển khai, đoàn viên, thanh niên đã có thêm những kỹ năng cần thiết để: ứng xử văn minh; nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng; cách nhận diện thông tin xấu, độc. Từ đó, mỗi đoàn viên, thanh niên trở thành tuyên truyền viên để hướng dẫn người thân, bạn bè hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật để sử dụng không gian mạng an toàn.

Có thể bạn quan tâm

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương thuyết trình về tranh vẽ chủ đề 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: M.N

“Tiếp lửa” truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(GLO)- Để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ về truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.