Bảo tàng Áo dài tiếp nhận áo dài các nhà giáo, nghệ nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 14-11, Bảo tàng Áo dài (TP.HCM) tiếp nhận áo dài của các nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa có đóng góp cho xã hội. Nhà giáo Nguyễn Bình Minh, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, vận động viên Hồng Lợi đã có chia sẻ điều thú vị về áo dài hiến tặng.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài chia sẻ câu chuyện gắn với chiếc áo dài hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài chia sẻ câu chuyện gắn với chiếc áo dài hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Đây là một trong những hoạt động của Bảo tàng Áo dài hướng tới ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11, cũng như hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2020 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức.

Bảo tàng Áo dài tổ chức tiếp nhận 7 chiếc áo dài của nhà giáo Nguyễn Bình Minh; nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, giám đốc Nhà xuất bản Thế giới Trần Đoàn Lâm, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, nguyên cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thành, vận động viên Paragames Hồng Lợi - nhà thiết kế Tường Nghĩa.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên tặng bảo tàng chiếc áo dài bà từng mặc tháp tùng cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 9-2018.

Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga tặng chiếc áo dài bà từng mặc tháp tùng cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 7-2015.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài, cho biết: "Công tác sưu tầm hiện vật là một trong những hoạt động bền bỉ của Bảo tàng Áo dài trong nhiều năm qua, trong đó có sưu tầm áo dài di sản văn hóa phi vật thể.

Mỗi chiếc áo dài gắn liền với câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp hoặc những kỷ niệm sâu sắc của chủ nhân sở hữu chúng nên việc thuyết phục họ hiến tặng áo dài là điều không dễ. Tuy nhiên với sự bền bỉ, kiên trì của nhân viên bảo tàng và ý nghĩa của việc sưu tầm nên các nghệ nhân, các nhà giáo đã "siêu lòng" hiến tặng cho bảo tàng trưng bày".


 

Áo dài của các nhà văn hóa Nguyễn Phương Nga, Đặng Thị Bích Liên, Trần Đoàn Lâm, Nguyễn Thị Kim Thành (từ trái qua) hiến tặng bảo tàng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Áo dài của các nhà văn hóa Nguyễn Phương Nga, Đặng Thị Bích Liên, Trần Đoàn Lâm, Nguyễn Thị Kim Thành (từ trái qua) hiến tặng bảo tàng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Dịp này, những người yêu áo dài có dịp giao lưu, chia sẻ với nhà giáo Nguyễn Bình Minh, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, vận động viên Paragames Hồng Lợi và nhà thiết kế Tường Nghĩa.

Nhà giáo Nguyễn Bình Minh còn được biết đến là nghệ sĩ dương cầm, phong cầm... Bà thường chọn áo dài mặc đi dạy và các sự kiện quan trọng. Điều đặc biệt những chiếc áo dài bà mặc đều do bà tự tay may. Chiếc áo dài đầu tiên bà tự may vào năm 12 tuổi.

Nghệ nhân Hồng Oanh là người tâm huyết với văn hóa dân gian. Bà đi khắp nơi để sưu tầm các làn điệu ví, dặm bị thất truyền, mang về phục dựng, biểu diễn mỗi khi có dịp và sẵn sàng truyền dạy dân ca cho thế hệ sau.

Chiếc áo tứ thân, áo dài gắn liền với bà mỗi khi lên sân khấu. Biết được bảo tàng sưu tập áo dài trưng bày, bà đã tặng đến 4 chiếc gắn liền với sự nghiệp của mình.

Còn chiếc áo dài vận động viên Paragames Hồng Lợi hiến tặng là chiếc áo dài anh may tặng người yêu và giờ là vợ anh, nhà thiết kế Tường Nghĩa.

 

Vận động viên Paragames Hồng Lợi giao lưu với bạn trẻ yêu thích áo dài - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Vận động viên Paragames Hồng Lợi giao lưu với bạn trẻ yêu thích áo dài - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh chia sẻ kỷ niệm gắn với chiếc áo hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh chia sẻ kỷ niệm gắn với chiếc áo hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Theo HOÀI PHƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null