Bao giờ cháu được đến trường?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Câu hỏi này được đứa cháu nội tôi lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng chưa bao giờ có câu trả lời chính xác. Sự hồ nghi hiện rõ trên gương mặt của đứa bé 10 tuổi, khi cứ sau vài ba ngày lại nhận được phiếu “Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà” do cô giáo chuyển đến. Thương quá, sự khao khát được đến trường đơn giản thế mà sao dằn vặt mãi trong nỗi chờ mong.
Có lẽ việc không được đến trường khiến cho đứa cháu trở nên lầm lì, buồn tủi. Vâng, sự cau có đối với đứa trẻ là không sao tránh khỏi khi mỗi ngày chỉ chăm chú vào cái ti vi, chiếc điện thoại. Còn lắm lắm những điều diễn ra bên ngoài dường như cháu không được tiếp cận, không được nhìn thấy là một sự thiếu hụt trầm trọng đối với những đứa trẻ lên mười.
Một câu trả lời duy nhất mà ông bà nội hàng ngày phải thốt ra là vì dịch Covid-19 nên các hoạt động xã hội cũng như việc học tập của các cháu phải tạm dừng. Thực chất, dịch Covid là gì thì chắc chắn ở tuổi các cháu khó mà hình dung được và tầm nguy hại của nó đến đâu. Chúng chỉ biết thông tin từ người lớn, từ bản tin mỗi ngày trên truyền hình: dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và mức độ lây lan là rất lớn với số lượng người bị dương tính, tử vong mỗi ngày. Các bậc phụ huynh không thể nào giải thích một cách cặn kẽ Covid là cái gì mà ác quá không cho cháu đến trường, không cho cháu đi đây đi đó và cuối cùng một tiếng than: Chán quá!
Dịch giã khiến con người như sống chậm lại, như bị bức bách. Nhưng đối với trẻ con lại còn lớn hơn và ảnh hưởng đến cả tinh thần, đến tư duy còn non dại của chúng. Mới ngày nào, vào dịp khai giảng, chúng được cha mẹ sắm cho sách vở, dụng cụ học tập và cả quần áo mới. Thế mà niềm vui đó không được trọn vẹn khi quần áo mới cứ nằm im ỉm trong góc tủ không được theo chúng đến trường. 
Cái sự học đối với bao thế hệ là cần thiết. Trong chiến tranh, sống chung với bom đạn nhưng việc đi học vẫn diễn ra. Không được học nơi trường lớp khang trang thì tổ chức học dưới hầm trú ẩn. Học mọi nơi mọi lúc để có cái chữ khi vào đời.
“Nội ơi, bao giờ cháu được đến trường?”, tôi nghe mà trong lòng nặng trĩu. Niềm khát khao cháy bỏng từ miệng con trẻ khiến tim tôi co thắt mà không có được một câu trả lời dứt khoát. Sự trăn trở này chắc chắn không chỉ riêng tôi, mà là sự trăn trở chung của hàng triệu người dân Việt. Lạ thật, một kẻ thù không hiện hình, không gươm đao mà mức nguy hiểm lại cực kỳ to lớn.
Các cháu ơi, niềm mong ước đến trường sẽ sớm trở thành hiện thực. Các cháu sẽ được đến trường khi mọi người thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng-chống dịch. Hãy vui vẻ, tự tin và nỗ lực để vượt qua mọi gian khó, thử thách này. Hy vọng đang gần kề phía trước.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

(GLO)- Chiều 18-1, anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai đã gặp mặt, tuyên dương và tặng bằng khen cho 2 cầu thủ: Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên có nhiều đóng góp vào chức vô địch ASEAN Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

(GLO)- Ngày 18-1, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku phối hợp với Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Việt Đức tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” và chương trình “Xuân yêu thương-Tết đong đầy” tại làng Têng 2 (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 18-1, hơn 150 đoàn viên, thanh niên đến từ các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp cùng các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã ra quân dọn vệ sinh tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Lô Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Thiên Ngân với hai hành trình khác nhau, nhưng cùng chung một điểm chạm đó là đang sống trọn vẹn với đam mê. Ngọc Thúy - nghệ sĩ xiếc người Nùng, đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua chấn thương để theo đuổi những màn biểu diễn ngoạn mục.

Nguyễn Trọng Hoàng và gia đình trong ngày tốt nghiệp đại học (ảnh nhân vật cung cấp).

Nguyễn Trọng Hoàng: Chàng trai phố núi đa tài

(GLO)- Với thành tích học tập đáng nể, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), chàng trai phố núi Nguyễn Trọng Hoàng nhận được học bổng chương trình thạc sĩ của Memorial University of Newfoundland (Canada). Hoàng còn là tay vợt cừ khôi của làng banh nỉ.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.