Bảo đảm "4 đúng", "3 không"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Kỳ thi tốt nghiệp THPT có tính chất rất quan trọng. Kết quả kỳ thi này vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa là yếu tố đánh giá chất lượng dạy và học của địa phương trong giáo dục phổ thông. Nhiều cơ sở giáo dục đại học cũng sử dụng kết quả thi này để xét tuyển.

Với tính chất quan trọng như vậy, kỳ thi lại diễn ra cùng thời điểm với trên 1 triệu thí sinh nên khoảng 250.000 người sẽ tham gia công tác tổ chức. Kỳ thi cũng có thể xảy ra các tình huống bất thường, chưa có tiền lệ, nên cần lường trước để chuẩn bị đối phó hiệu quả.

Bởi vậy, các địa phương cần chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi để bảo đảm nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch, giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các tỉnh, thành quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền, thống nhất thông suốt trong chỉ đạo, điều hành; chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho kỳ thi. Việc in sao đề thi, làm phách, chấm thi cần chú trọng, phải làm sao để cán bộ thực hiện công tác này bảo đảm sức khỏe, thoải mái tinh thần vì chỉ sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả đáng tiếc. Dù cơ sở vật chất có chuẩn bị tốt, đầy đủ đến đâu thì khâu quyết định, quan trọng nhất vẫn là con người.

Với quy mô lớn như kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác phối hợp rất quan trọng. Phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, thậm chí cả hệ thống chính trị, hướng tới mục tiêu chung là vì thí sinh. Đối với công tác kiểm tra, giám sát, cần lấy việc phát hiện, phòng ngừa là chính để bảo vệ thí sinh lẫn cán bộ, bảo vệ kỳ thi. Đối với công tác truyền thông, cần chú trọng những nội dung mà nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ, giáo viên, học sinh không biết, như đề thi khi chưa hết thời gian làm bài thuộc cấp độ bí mật nhà nước, làm lộ có thể bị xử lý hình sự.

Các địa phương cũng cần lường trước những tình huống cực đoan về thời tiết hoặc giao thông để chủ động có phương án xử lý. Bên cạnh đó, cần quan tâm hỗ trợ thí sinh, để không em nào vì điều kiện kinh tế hay giao thông cách trở mà không dự thi được.

Trong suốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, việc thực hiện "4 đúng" và "3 không" luôn được nhấn mạnh. "4 đúng" gồm: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng, đủ quy trình, không được bỏ bất cứ quy trình nào; đúng vị trí chức trách, nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. Còn "3 không" gồm: Không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường và không căng thẳng, áp lực quá mức.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thực hiện hết sức nghiêm túc theo Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện; hướng tới kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế.

Theo Yến Anh ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.