“Bao Công” làng Ia Pết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ gương mẫu trong cuộc sống, anh Siu Suik (SN 1984, làng Ia Pết, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) còn tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong làng. Vì thế, anh được bà con ví như Bao Công tái thế của làng.

Trò chuyện cùng chúng tôi trong căn nhà khang trang, anh Suik cho biết: Năm 2020, anh được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Ia Pết. Đến năm 2023, anh được bầu giữ chức Phó Bí thư Chi bộ làng. Với vai trò đầu tàu, ngoài tham gia xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn dân cư, anh còn trực tiếp hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong làng.

Anh Siu Suik (bìa phải) trao đổi công việc hòa giải với cán bộ xã Ia Pal. Ảnh: R.H

Anh Siu Suik (bìa phải) trao đổi công việc hòa giải với cán bộ xã Ia Pal. Ảnh: R.H

Cách đây không lâu, anh hòa giải thành công vụ tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Rơ Lan Kyơl và bà Siu Mă. Chuyện là nhà ông Kyơl và bà Mă có ruộng giáp nhau nhưng đường nội đồng đi qua khu vực ruộng của 2 gia đình lại nhỏ hẹp, gây khó khăn trong việc vận chuyển nông sản, phân bón.

Thấy vậy, ông Kyơl trao đổi với bà Mă để 2 gia đình cùng hiến một phần đất mở rộng lối đi chung. Tuy nhiên, bà Mă không đồng ý. Ông Kyơl vẫn tiến hành đổ đất, lấn sang ruộng nhà bà Mă khiến bà rất tức giận. Sau đó, hai bên gia đình thường xảy ra cãi vã. Khi bị xúc phạm, ông Kyơl đề nghị làng bắt phạt vạ bà Mă 1 con trâu và 1 con heo.

“Sau khi nắm bắt sự việc, tôi phối hợp với hệ thống chính trị làng mời hai bên đến để hòa giải. Tại buổi hòa giải, bà con trong dòng họ 2 gia đình tham gia khá đông. Trong khi đó, ông Kyơl và bà Mă thì cố chấp và cho mình là đúng nên xảy ra chửi bới. Trong tình thế đó, tôi tách 2 người ra để họ bình tĩnh; đồng thời, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của mỗi người. Tiếp đó, tôi phân tích, giải thích riêng cho từng bên về hành vi đúng-sai của mình. Sau khi hiểu thấu đáo vấn đề, bà Mă chấp nhận hiến đất làm đường, còn ông Kyơl thì từ bỏ việc đề nghị phạt vạ”-anh Suik kể.

Làng Ia Pết có 172 hộ, 99% dân số là người Jrai. Từ khi làm Tổ trưởng tổ hòa giải (năm 2020) đến nay, anh đã hòa giải thành công nhiều vụ việc. Riêng năm 2022, anh Suik hòa giải thành công 6/6 vụ việc liên quan đến mâu thuẫn gia đình, tranh chấp đất đai. Để hòa giải thành công, ngoài tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do ngành Tư pháp và chính quyền địa phương tổ chức, anh còn luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong hòa giải, anh chủ động tìm hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện để phân xử khách quan, công bằng.

Ông Siu Chót nhận xét: “Mỗi khi hòa giải, anh Suik đều giải quyết rành mạch, công bằng và đúng pháp luật nên người dân rất tin tưởng. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn kéo dài, anh Suik kiên trì hòa giải nhiều lần”.

Ông Siu Suik (bìa trái) thường xuyên tuyên truyền người dân về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn dân cư. Ảnh: R.H

Ông Siu Suik (bìa trái) thường xuyên tuyên truyền người dân về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn dân cư. Ảnh: R.H

Anh Suik còn được bà con dân làng quý trọng vì luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Anh cho hay: Năm 2000, sau khi lập gia đình, do đời sống khó khăn nên vợ chồng anh phải ở trong căn nhà tạm và làm thuê để trang trải cuộc sống. Thấy cuộc sống thiếu thốn đủ bề, năm 2009, anh đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Năm 2011, sau khi trở về địa phương, từ số tiền tích lũy và vay mượn thêm, anh mua đất và các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

“Gia đình mình canh tác hơn 1 ha bắp, 7 sào cà phê, 2 sào lúa... Ngoài ra, mình còn làm thêm nghề cơ khí hàn, điện gia dụng và xây dựng. Hiện gia đình mình là một trong những hộ có kinh tế ổn định trong làng”-anh Suik nói.

Trao đổi với P.V, ông Lê Xuân Thống-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Pal-đánh giá: Anh Siu Suik là cán bộ Mặt trận nhiệt tình, năng nổ. Trong công tác hòa giải, anh luôn giải quyết thấu tình, đạt lý nên mọi việc được xử lý dứt điểm. Anh còn là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Với những đóng góp của mình, năm 2021, anh Siu Suik được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm 2022, anh được Giám đốc Sở Tư pháp tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022.

Có thể bạn quan tâm

Thêm một quán ăn của Gia Lai hướng về Bắc hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Thêm một quán ăn ở Gia Lai hướng về miền Bắc

(GLO)- Trong không khí cả nước cùng hướng về đồng bào miền Bắc, quán bún đậu Nàng Mơ (70 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) đã chung tay hỗ trợ bằng cách không thu tiền ăn mà khách hàng chuyển số tiền phải thanh toán vào tài khoản Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.
Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

"Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô giúp đỡ.
Lan tỏa những giá trị nhân văn

Lan tỏa những giá trị nhân văn

Gần 2 tuần trôi qua từ sau khi 7 “người hùng” lao vào cứu người trong vụ tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ ngày 8-8, nhưng câu chuyện truyền cảm hứng này và việc biểu dương những người dũng cảm lao vào cứu người bên lằn ranh sinh tử vẫn tiếp tục lan tỏa.
Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(GLO)- Lớp học có tên là “Thư pháp An Yên” dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật An Yên (TP. Pleiku). Dù bị câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, song khi tham gia lớp học, nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật thư pháp.