Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với công trình thuỷ lợi) và Sở Công thương (đối với công trình thuỷ điện).

qua-ra-soat-tren-dia-ban-xa-co-5-gieng-khoan-cua-nguoi-dan-de-vua-lay-nuoc-sinh-hoat-vua-lay-nuoc-cho-viec-tuoi-cay-ca-phe.jpg
Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, đối với các tổ chức, cá nhân khai thác nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt: Trường hợp công trình khai thác nước mặt để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có quy mô khai thác từ 10.000 m³/ngày đêm trở lên xây dựng trước ngày 1-7-2024 phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, thực hiện việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác trước ngày 1-7-2026; trường hợp công trình khai thác nước dưới đất để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có quy mô khai thác từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên đã được cấp phép trước ngày 1-7-2024 phải thực hiện việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác khi đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất.

Đối với công trình hồ chứa để phát điện thực hiện giám sát các thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc theo quy định tại Điều 89 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với công trình hồ chứa thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác: Trường hợp hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 1 triệu m³ đến dưới 3 triệu m³ phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ trước ngày 1-7-2027 đối với công trình xây dựng trước ngày 1-1-2013 và hoàn thành trước ngày 31-12-2025 đối với công trình xây dựng từ ngày 1-1-2013 đến trước ngày 1-7-2024.

Đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác: Thực hiện giám sát các thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với công trình khai thác nước dưới đất thực hiện giám sát các thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc theo quy định tại Điều 92 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.