Bánh ít lá gai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần làm bánh ít lá gai là má lại ngâm nga câu ca: “Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Tôi đinh ninh món bánh trứ danh ấy gắn liền với quê mình, với hình ảnh thân thương của má.
Thời ấy, chuyện giỗ chạp nấu nướng là việc lớn trong năm của những người phụ nữ trong gia đình. Để chuẩn bị cho một cái giỗ, thường má phải mất nhiều thời gian để xay lúa, chọn những con gà vịt ngon để dành. Bánh ít lá gai là món không thể thiếu trong ngày giỗ. Má nói đây là truyền thống của quê tôi. Bánh ít lá gai là một món cúng vừa trang trọng, vừa dân dã, lại có thể làm quà cho con cháu sau bữa giỗ. Mỗi lần nhà có giỗ, má lại chuẩn bị nếp, đường, đậu, dừa rồi đi hái về một thúng lá gai. Việc làm bánh thường diễn ra vào ban đêm vì ban ngày, việc đồng áng, heo gà choán hết thời gian. Hơn nữa, việc làm bánh đòi hỏi phải chuyên tâm, liên tục.
Lá đem về được má rửa sạch, tước gân lá rồi đem luộc chín. Nếp đã được má ngâm, xay rồi đăng cho rút nước thành một cục bột dẻo. Cục bột này được bỏ vào cối giã cùng lá gai đã luộc và đường thành một khối gắn kết, vừa đủ độ dẻo. Đậu xanh được hấp chín, dừa nạo thành sợi đem sên với đường làm nhân. Má chia khối bột thành từng phần nhỏ, vừa với một cái bánh, nặn mỏng ra, bỏ nhân vào rồi viên lại. Lá chuối cũng đã được má chuẩn bị, rửa sạch, phơi qua cho héo và cắt thành từng miếng vừa gói bánh. Thoa một chút dầu vào, má nhanh tay gói lại thành một hình chóp rấ t dễ thương. Cứ vậy đến hết là xong công đoạn làm bánh. Tiếp theo là hấp bánh. Hồi đó không có xửng hấp, má thường lấy tre đan thành tấm bỏ vào một cái nồi lớn, đổ nước vào, xếp bánh lên trên để hấp. Thường làm cùng má tới đây là tôi đi ngủ. Má chờ bánh chín thì lấy ra, sắp vào thúng tre, rồi tiếp tục chuẩn bị trước một số thứ cho ngày mai làm giỗ.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Món bánh ít lá gai còn gắn với mọi ngày lễ, Tết ở quê tôi. Con gái lấy chồng đem theo một quả bánh ít lá gai về nhà chồng, ngày hồi dâu cũng một quả bánh đem về nhà cha mẹ đẻ. Món ăn ngon, đầy thơm thảo này cũng không thể thiếu trong mâm cúng các ngày rằm, mùng 1 và ngày Tết. Chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh vừa một lần ăn với vị ngọt vừa phải, vị thơm, béo, bùi của bột, lá gai, đậu xanh, dừa nạo luôn hấp dẫn mọi người ở mọi lứa tuổi.
Giờ thì má đã đi xa. Mỗi lần nhìn những thúng, những mẹt bánh ít lá gai bày bán, tôi lại rưng rưng nhớ về những kỷ niệm xưa. Cúng giỗ bây giờ mọi cái đều có sẵn, mua vài chục bánh ít lá gai đặt lên ban thờ để tưởng nhớ ba má mỗi ngày cúng giỗ, tôi lại nhớ nụ cười hiền từ, bàn tay thoăn thoắt làm bánh của má.
Bánh ít Bình Định giờ đã có mặt ở khắp mọi nơi. Trên vỉa hè sáng nay, trong những thúng hàng chen chúc bên nhau bày mớ rau trái của vườn nhà, có một thúng hàng nhỏ bánh ít lá gai. Những chiếc bánh nhân đậu xanh, nhân dừa thơm ngon giờ không phải là món ưa thích của trẻ con. Hơn nữa, những ngày này, người ta hầu như chỉ mua những đồ ăn, thức uống thiết yếu. Cô bé bán hàng đứng bên thúng bánh còn nguyên, mặt buồn rượi mời tôi mua bánh. Mua cho cháu chục bánh đem về, tôi như nhìn thấy cả vùng ký ức xưa trong tim mình.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.