Theo nguồn tin từ trang tin mixednews.ru, Việt Nam có trong Tốp 30 quốc gia có sức mạnh quân sự năm 2016 và Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu.
Một nhóm các chuyên gia phân tích quân sự đã công bố kết quả xác định chỉ số sức mạnh quân sự của các quốc gia trên thế giới “Pwrlndx”, kết quả này được đưa ra dựa vào hơn 50 yếu tố khác nhau. |
Kết quả này cũng cho phép đánh giá về khả năng áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất được các nước so với khả năng phát triển kinh tế của đối thủ.
Để đánh giá chỉ số chuẩn xác hơn, các chuyên gia đã áp dụng qua những sửa đổi trong hình thức tính điểm, sử dụng “điểm cộng” và “điểm trừ”.
Một nhóm các chuyên gia phân tích quân sự đã công bố kết quả xác định chỉ số sức mạnh quân sự của các quốc gia trên thế giới “Pwrlndx”, kết quả này được đưa ra dựa vào hơn 50 yếu tố khác nhau.
Kết quả này cũng cho phép đánh giá về khả năng áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất được các nước so với khả năng phát triển kinh tế của đối thủ.
Để đánh giá chỉ số chuẩn xác hơn, các chuyên gia đã áp dụng qua những sửa đổi trong hình thức tính điểm, sử dụng “điểm cộng” và “điểm trừ”.
Trước đó Top 10 quốc gia quân sự mạnh nhất năm 2016 được tờ Global Firepower đưa ra được khảo sát từ 126 quốc gia. Và các chỉ tiêu đánh giá không được “công bằng” bởi chưa có áp dụng “điểm cộng”, “điểm trừ” để đánh giá những quốc gia có điều kiện khách quan. Còn lần này các chuyên gia đã dựa vào một số quy tắc đánh giá sau:
Thứ nhất, đánh giá này phụ thuộc không chỉ vào số lượng vũ khí mà mỗi nước có trong tay mà còn chú ý đến sự đa dạng của các loại vũ khí và vũ khí chủ lực trong kho vũ khí của mỗi nước, nhằm tạo sự cân bằng trong đánh giá chính xác hơn của sức mạnh quân sự (ví dụ: việc triển khai 100 tàu quét mìn về mặt chiến thuật và chiến lược không thể so với 10 tàu sân bay).
Thứ hai là kho vũ khí hạt nhân không đưa vào chỉ tiêu để đánh giá, tuy nhiên những quốc gia chính thức hoặc không chính thức công nhận có vũ khí hạt nhân sẽ nhận được một “điểm cộng”.
Thứ ba là các yếu tố địa lý, mức độ phát triển của hậu cần kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực ngành công nghiệp quốc phòng có ảnh hưởng tới đánh giá cuối cùng.
Thứ tư là lực lượng lao động có sẵn sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá, vì các quốc gia có dân số lớn sẽ có tiềm lực phát triển.
Thứ năm là Lục quân, lực lượng chính của các quốc gia không giáp biển, những quốc gia này cũng không bị “điểm trừ” vì không có hạm đội riêng. Đồng thời những quốc gia là cường quốc Hải quân sẽ bị “điểm trừ” nếu thiếu sự đa dạng trong số trang bị khí tài có sẵn của mình.
Thứ sáu là không đánh giá dựa vào nhà lãnh đạo chính trị và quân sự.
Dựa vào những tiêu chí khắt khe này các chuyên gia đã đưa ra thứ tự 30 quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất năm 2016.
Cũng giống như các đánh giá của các tổ chức khác, đứng đầu trong danh sách vẫn là Hoa Kỳ, sau đó lần lượt là Nga và Trung Quốc.
Đặc biết trong bảng xếp hạng này có sự xuất hiện của Việt Nam và thậm chí nước ta còn đứng ở vị trí 17 trong số 30 quốc gia vùng lãnh thổ này.
1 0,0897 –Hoa Kỳ
2 0,0964 - Nga
3 0,0988 — Trung Quốc
4 0,1661 — Ấn Độ
5 0,1993 — Pháp
6 0,2164 — Anh
7 0,2466 — Nhật Bản
8 0,2623 — Thổ Nhĩ Kỳ
9 0,2646 — Đức
10 0,2724 — Italia
11 0,2824 — Hàn Quốc
12 0,3056 — Ai Cập
13 0,3246 — Pakistan
14 0,3354 — Indonesia
15 0,3359 — Brazil
16 0,3591 — Israel
17 0,3684 — Việt Nam
18 0,3909 — Ba Lan
19 0,3958 — Đài Loan (Trung Quốc)
20 0,4068 — Thái Lan
21 0,4071 — Iran
22 0,4192 — Canada
23 0.4209 — Úc
24 0,4335 — Ả rập Xê út
25 0,4442 — Bắc Triều Tiên
26 0.4514 — Algeria
27 0,4913 — Tây Ban Nha
28 0,5147 — Hi Lạp
29 0,5774 — Thuỵ Điển
30 0,5867 — Ukraina
Theo baodatviet