Ban Thanh tra nhân dân cấp xã không ít hơn 5 thành viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó quy định tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 5 thành viên.

Nghị định 59/2023/NĐ-CP nêu rõ: Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 5 thành viên. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Ban Thanh tra nhân dân các xã phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lương Thanh

Ban Thanh tra nhân dân các xã phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lương Thanh

Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 5 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 5 thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Phó Trưởng ban do Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 2 người.

Theo Nghị định, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 38 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 6 tháng, hàng năm và nhiệm kỳ.

Cụ thể, kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UBND cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

Về phương thức hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

Cạnh đó, thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Về chế độ báo cáo, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 6 tháng, năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh. Đồng thời, phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Nhân dân để tiếp nhận, phản hồi kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân. Ngoài ra, giữ mối liên hệ chặt chẽ với HĐND, UBND cấp xã để giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cạnh đó, HĐND, UBND cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

(GLO)- Những ngày này, nhiều cơ sở kinh doanh tăng cường tìm kiếm lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Đây cũng là cơ hội để người lao động kiếm thêm thu nhập.

Nghề “cõng” hoa Tết

Nghề “cõng” hoa Tết

Cuối tháng Chạp, thương lái đổ về “thủ phủ” hoa cúc ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) lấy hàng phục vụ thị trường, đây cũng là lúc hàng chục lao động làm nghề “cõng” hoa vào thời điểm mưu sinh với hy vọng có được cái Tết đủ đầy.

Các chiến sĩ Trung đoàn 38 (Sư đoàn Bộ binh 2, Quân khu 5) được tư vấn hướng nghiệp trước khi xuất ngũ. Ảnh: M.N

Quan tâm tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ

(GLO)- Hàng năm, Gia Lai có hàng ngàn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an nhân dân trở về địa phương. Các tổ chức Đoàn-Hội trong tỉnh đã triển khai các chương trình tư vấn giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.