Ban mai thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều ngày qua, tôi đã xuyên qua những trận mưa sáng để đến trường đi dạy. Vậy mà sáng nay hửng nắng. Ban mai có nắng sáng rực cả thành phố. Những con đường sạch bong. 
Chưa có năm nào như năm nay. Tiết trời thay đổi rồi dịch bệnh đi qua khiến mọi người phải lo lắng đề phòng. Nhưng cũng nhờ vậy mà trẻ con có một kỳ nghỉ hè thực sự, không phải đua chen với chữ nghĩa, năng khiếu trong dịp hè. Tôi cũng từng là trẻ con nên rất hiểu, mặc cho cha mẹ sốt ruột còn mình thì khoái chí dữ lắm.
Ban mai thênh thang. Phố rộng, người thưa, mưa vắng. Con đường này đẹp và rộng thế, sao bình thường tôi lại thấy nó quá đỗi chật chội. Phải chăng là người đông hay do mình vội vã mà chạy lướt qua, chen lấn cho mau để rồi quên mất nắng rải vàng trên con đường sang thu có cây bàng đổ lá. Nơi góc đường quen, mùi cà phê rang từng đợt thơm lừng. Cây bằng lăng cổ thụ nở hoa tím cũng vương màu nhợt nhạt vì mưa.
Pleiku được nâng cấp, những con đường được mở rộng, mùa mưa những rãnh nước chảy đỏ quánh đục ngầu, sền sệt bazan quạch đỏ. Nhưng người dân phố cũng không lấy làm phiền, bởi lẽ có vậy thành phố mới to đẹp hơn…
Đường Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku). Ảnh: INTERNET
Đường Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku). Ảnh: INTERNET
Ban mai bên ly cà phê ở góc quán ấy, tôi nhìn những chiếc xe ngược xuôi dưới làn mưa sớm. Người người tất bật với vòng quay cơm áo. Là người chỉ thích nuôi ký ức nên tôi yêu phố nhỏ, người quen, đường dốc.
Tôi nhớ đường Cách Mạng Tháng Tám một buổi sớm cách đây mười năm. Khi ấy, trên đường ra bệnh viện chăm mẹ, tôi nói với chị mình: “Bệnh viện đẹp quá, nó nằm ở phía chờn vờn mù sương”. Chị xẵng giọng: “Đi mau lên kẻo nguội cháo, trễ giờ làm bây giờ, mẹ còn đau kia mà mù với chả sương”. Tôi lại đủng đỉnh đáp: “Đường vắng quá, đi nhanh sợ bỏ xừ”. Cung đường ấy giờ đã được mở rộng thênh thang, nhà nối nhà cao vút che hết những khoảng sương mờ mịt đàng xa… 
Mưa lại đổ. Cốc cà phê đã nguội từ lâu nhưng mưa chưa có dấu hiệu dứt. Tôi khoác áo mưa, dắt xe. Nơi góc đèn đỏ, trong khi tôi dừng xe rồi nhịp chân theo tiếng nhạc du dương thì chiếc xe đằng sau tin tin bóp còi… Đúng là ngoài đường ai cũng tấp nập.
Trộm nghĩ, nếu không có thời gian lãng du cùng đất trời thì liệu tôi có còn là chính tôi? Dù công việc bận rộn, tôi vẫn dành ra một khoảng không có đất trời trăng gió để thiên nhiên tự cân bằng con người. Dùng thiên nhiên để chữa lành mọi thứ, kể cả dịch bệnh ngoài kia-đó cũng là một liều thuốc hay.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.