Bài 1: Phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mì là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với hầu hết nông dân ít vốn. Mấy năm trở lại đây, giá mì luôn giữ ở mức ổn định có lãi cho nông dân, vậy nên việc mở rộng diện tích trồng mì ở các tỉnh Tây Nguyên đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến những cánh rừng nguyên sinh ở đây.

Cây mì ở Tây Nguyên đang… vượt chỉ tiêu với “thành tích”: “Năm sau cao hơn năm trước”. Địa phương nào cũng có diện tích mì vượt với quy hoạch. Theo đó, nhiều loại cây trồng truyền thống khác đành phải “nhường chỗ” cho cây mì.

Ồ ạt trồng mì    

Thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho hay: Cả nước hiện có khoảng trên 400.000 ha mì: Các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ trên 65.000 ha, Nam Trung bộ trên 70.000 ha, Đông Nam bộ gần 140.000 ha, nhiều nhất vẫn là các tỉnh Tây Nguyên với khoảng 160.000 ha.

 

Diện tích trồng mì tăng đột biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch cơ cấu cây trồng. Ảnh: Đức Thụy
Diện tích trồng mì tăng đột biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch cơ cấu cây trồng. Ảnh: Đức Thụy

Tại Tây Nguyên, tất cả các tỉnh đều có diện tích mì trồng vượt với quy hoạch rất cao. Tỉnh Đak Lak năm 2010 có 27.500 ha mì, đến đầu năm 2014, diện tích mì của tỉnh này đã lên đến 35.000 ha, trong khi quy hoạch chỉ có 15.000 ha. Đơn cử như ở huyện Ea Súp: Quy hoạch cho cây mì chỉ có 1.500 ha, trong khi thực tế nông dân huyện này đã trồng được trên 3.200 ha.

Báo cáo từ tỉnh Kon Tum cho biết: Năm 2013, tỉnh này quy hoạch cho cây mì là 28.000 ha, trong khi con số thực tế lên đến 34.000 ha. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2014, nông dân Kon Tum đã trồng được 29.000 ha mì. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua các huyện của tỉnh Kon Tum như Kon Rẫy đi Kon Plông hay Sa Thầy sang Ngọc Hồi rồi vượt lên Đak Glei…, không khó khi nhận ra bạt ngàn những nương mì rẫy mì: Rừng xưa rẫy cũ có, mà dân tự ý khai hoang trồng mới cũng rất nhiều.

Dẫn đầu cho diện tích mì ở các tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai với khoảng 50.000 ha cho loại cây này. Ở các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai, diện tích mì tăng đột biến, gây không ít khó khăn cho chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp sở tại. Chỉ riêng huyện Kbang đã có khoảng 5.200 ha mì, tăng gần 2.000 ha so với quy hoạch; huyện Kông Chro cũng có con số tương tự như ở huyện Kbang.

Phá vỡ quy hoạch 

 

 Cây mì đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Trần Đăng Lâm
Cây mì đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Trần Đăng Lâm

Đầu tư ít, dễ trồng lại có mức giá ổn định trong những năm gần đây nên ở Tây Nguyên, diện tích trồng mì tăng đột biến. Thậm chí ở nhiều nơi, mì còn được trồng trên vùng đất đỏ bazan-loại đất vốn để trồng những loại cây dài ngày, cho nguồn thu cao như cà phê, hồ tiêu… Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Nhiều nơi quy hoạch để trồng bắp lai, bông vải, nay nông dân tự ý chuyển đổi sang trồng mì. Đơn cử như ở xã Lơ Ku-một trong những xã có diện tích mì tăng cao nhất huyện Kbang: Cây mì đang là cây trồng có diện tích dẫn đầu của xã này, trong khi cây trồng truyền thống ở đây như bắp lai lại giảm mạnh (có khi cây bắp chỉ đạt diện tích gieo trồng 24% so với kế hoạch). Ở huyện Kông Chro, nhiều diện tích vốn quy hoạch để trồng lúa cạn, bắp lai, dưa hấu… nay nông dân tự chuyển đổi sang trồng mì.

Nông dân Đinh Liu (dân tộc Bahnar) ở làng Hlang 2, xã Yang Nam có gần 2 ha mì-vốn là đất gia đình ông trồng lúa cạn từ nhiều năm nay, nói: “Cây mì dễ trồng, chi phí thấp, ít bị ảnh hưởng do thời tiết nên gia đình mình chuyển từ cây lúa cạn sang trồng mì”. Huyện Krông Pa cũng không ngoại lệ. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Năm 2014, huyện Krông Pa quy hoạch diện tích trồng mì là 8.500 ha, trong khi đến thời điểm hiện tại, diện tích mì đã lên đến trên 10.000 ha. Giải thích vấn đề này, ông Duyên cho biết: Do cây mè (vừng-loại cây truyền thống của huyện Krông Pa) và một số loại cây trồng hàng năm của huyện phụ thuộc nhiều vào thời tiết-vốn đã rất khắc nghiệt ở đây, trong khi cây mì mấy năm nay luôn giữ giá mức ổn định có lãi, lại dễ trồng, đầu tư ít nên nông dân tự ý chuyển đổi một số diện tích vốn để trồng mè sang trồng mì.

Việc nông dân Tây Nguyên mở rộng diện tích trồng mì một cách tự phát đã làm sản lượng mì trên địa bàn tăng đột biến. Theo đó, sản phẩm nhiều lúc bị ứ đọng, bị ép giá gây thua thiệt lớn cho nông dân. Tỉnh Gia Lai có 4 nhà máy mì với tổng công suất 1.640 tấn/ngày mà nhiều lúc vẫn không thể tiêu thụ hết lượng mì của nông dân. Ông Nguyễn Văn Bộ-Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai), cho biết: 4 nhà máy mì nói trên, nhiều lúc cũng chỉ đáp ứng được 40% sản lượng mì trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lượng mì còn lại trôi nổi trên thị trường, bị thương lái ép giá, gây thiệt thòi lớn cho nông dân.

Trần Đăng Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm