Bác bỏ hiểu lầm nguy hiểm về thuốc huyết áp và Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu lớn của Mỹ đã bác bỏ mối hoài nghi "thuốc cao huyết áp làm nặng hơn Covid-19" gây tranh cãi thời gian qua.
Công trình mới đến từ Trường Y khoa Grossman và Trung tâm nghiên cứu lâm sàng tim mạch Langone Health thuộc Đại học New York (NYU), tiến hành trực tiếp trên 12.594 bệnh nhân Covid-19 có sử dụng thuốc thường xuyên để điều trị bệnh cao huyết áp, bác bỏ tuyên bố ngày 17-3 của Hiệp hội Tim mạch, Đại học Tim mạch và Hiệp hội Suy tim Mỹ. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng New England Journal of Medicine (NEJM).
Theo đó, nghiên cứu quy mô lớn và trực tiếp trên người bệnh này đã không tim thấy mối liên hệ nào giữa nguy cơ mắc, việc điều trị và diễn tiến bệnh Covid-19 trên người đang dùng 1 trong 4 nhóm thuốc điều trị cao huyết áp phổ biến là thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs), thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi.
Thậm chí, 2 loại trong số các thuốc kể trên là ACE và ARBs trước đây còn được chứng minh là giúp giảm tổn thương phổi ở một số bệnh viêm phổi do virus khác.
Tự ý ngưng thuốc điều trị cao huyết áp vì mối lo lắng vô căn cứ có thể gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm - ảnh minh họa từ Internet
Tự ý ngưng thuốc điều trị cao huyết áp vì mối lo lắng vô căn cứ có thể gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm - ảnh minh họa từ Internet
"Gần một nửa số người Mỹ trưởng thành bị huyết áp cao, trong khi các bằng chứng khoa học cho thấy người có bệnh tim mạch dễ bị Covid-19 hơn. Vì vậy, hiểu được mối quan hệ giữa các loại thuốc thường được sử dụng này và Covid-19 là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng" – tiến sĩ Harmony Reynold, nhà nghiên cứu chính đến từ Trung tâm nghiên cứu lâm sàng tim mạch Langone Health thuộc NYU, cho biết.
Trước đó, tuyên bố ngày 17-3 nói trên bày tỏ nghi ngờ rằng một số thuốc điều trị tim mạch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến diễn tiến bệnh Covid-19, đã làm dấy nên nỗi lo lắng trong cộng đồng cũng như nhiều chuyên gia.
Nhiều bác sĩ tim mạch đã lên tiếng kêu gọi sự bình tĩnh trong người dân bởi sự nghi ngờ trên chỉ dựa trên các bằng chứng chưa đầy đủ, cần phải có nghiên cứu thực nghiệm chứng minh.Bên cạnh đó, việc tự ý ngưng thuốc điều trị tim mạch là cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nặng, bao gồm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim chết người.
Giáo sưJudith Hochman, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhấn mạnh: "Trước nghiên cứu của chúng tôi, không hề có dữ liệu thực nghiệm hoặc lâm sàng chứng minh hậu quả của việc sử dụng các thuốc này trên những người có nguy cơ mắc Covid-19".
Theo A. Thư (Theo The New York Times, EurekAlert/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.