Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và Belarus

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8/5, Vương quốc Anh cho biết nước này tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và Belarus liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở Moskva, ngày 28/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở Moskva, ngày 28/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)



Ngày 8/5, Vương quốc Anh cho biết nước này tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và Belarus liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, trong đó có việc áp thuế nhập khẩu các mặt hàng kim loại quý và lệnh cấm xuất khẩu.

Bộ Thương mại quốc tế của Anh cho biết thuế nhập khẩu sẽ nhằm vào các sản phẩm như bạch kim và paladi có giá trị thương mại 1,4 tỷ bảng Anh (1,7 tỷ USD) và lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm trong ngành chế tạo và công nghiệp nặng, trị giá 250 triệu bảng Anh.

Anh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty và cá nhân Nga, sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 vừa qua. Với các biện pháp hạn chế mới nói trên, tổng giá trị các sản phẩm của Nga bị Anh đưa vào danh sách trừng phạt tăng lên hơn 4 tỷ bảng Anh.

Anh cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Belarus khi cho rằng Minsk hỗ trợ Moskva trong chiến dịch này.

Trong khi đó, hãng tin Bloomberg ngày 8/5 đưa tin đại diện thường trực các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa đạt được thỏa thuận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Đáng chú ý, Hungary tiếp tục ngăn chặn đề xuất của EU trong việc cấm nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời trì hoãn toàn bộ gói trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, cùng ngày 8/5, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Bulgaria, Asen Vasilev, cho biết nước này cũng đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) hoãn áp đặt lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu của Nga.

Ông nhấn mạnh nếu EC không hoãn lệnh cấm này thì Bulgaria sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt. Hiện các cuộc đàm phán về một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga đang diễn ra.

Theo hãng tin TASS của Nga, một nguồn tin ngoại giao cho biết EC đã buộc phải hạ thấp các yêu cầu liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga sau hai ngày đàm phán không thành công giữa các đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU về gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moskva.

EC đề xuất hoãn 3 tháng việc ban hành lệnh cấm vận chuyển dầu Nga và giúp các nước gặp khó khăn nhất phát triển cơ sở hạ tầng dầu mỏ bằng các khoản đầu tư từ nguồn ngân sách của EU để tìm kiếm nguồn cung thay thế. Nhiều cơ quan truyền thông cho rằng ngoài Hungary và Slovakia, có thể CH Séc, Bulgaria và một số quốc gia thành viên EU khác sẽ được hoãn áp đặt cấm vận Nga.

Trong khi đó, báo Tin tức Séc (novinky.cz) ngày 8/5 đưa tin các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang rút khỏi Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt và tình trạng thiếu hụt chip.

Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn nguồn tin trên cho biết tập đoàn công nghệ máy tính Lenovo và nhà sản xuất điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp cho Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.

Theo dữ liệu kinh doanh mới nhất của Chính phủ Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga trong tháng 3 giảm mạnh so với tháng 2.

Các lô hàng máy tính xách tay giảm hơn 40%, điện thoại di động giảm hơn 60% và xuất khẩu các trạm phát sóng viễn thông giảm tới 98%.

Theo Trần Quyên - Quang Vinh - Hồng Kỳ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.