Emagazine

E-magazine Ấn tượng du lịch 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Du lịch Gia Lai có 1 năm tăng trưởng ấn tượng, vượt gần 20% số lượt khách và vượt gần 21% doanh thu từ hoạt động này so với năm 2022. Cụ thể, năm 2023, ngành “công nghiệp không khói” đón 1,15 triệu lượt khách, trong đó có 9 ngàn lượt khách quốc tế; tổng thu du lịch đạt 750 tỷ đồng. Đây là kết quả của hàng loạt sự kiện văn hóa-thể thao và du lịch do tỉnh và các địa phương đăng cai tổ chức trong năm 2023. Trong đó, dấu ấn nổi bật là chuỗi hoạt động trong Tuần Văn hóa-du lịch Gia Lai 2023 thu hút 165 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế.

Không gian du lịch không chỉ tập trung ở đô thị trung tâm Pleiku mà đã mở rộng tới các địa phương trong tỉnh. Trong đó, Ngày hội Du lịch huyện Kbang thu hút khoảng 32 ngàn lượt người dân, du khách; tổng doanh thu của các gian hàng và hoạt động dịch vụ ước đạt 5,6 tỷ đồng. Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) thu hút trên 100 ngàn lượt du khách tham quan, trải nghiệm. Lượng khách tăng gấp 3 lần so với những mùa lễ hội trước cho thấy sức hấp dẫn của lễ hội hoa gắn với các thắng cảnh và văn hóa thiên nhiên ở khu vực phía Tây tỉnh. Trong khi đó, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh (huyện Ia Grai) cũng thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách về tham quan, theo dõi. Là năm đầu tiên TP. Pleiku tổ chức giải chạy bộ địa hình “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn” nhưng đã cho thấy sức hút mạnh mẽ và tiềm năng dồi dào từ loại hình du lịch thể thao.

Ngoài ra, chương trình tình nguyện viên nông nghiệp tại các farmstay, homestay cũng góp phần thu hút một lượng khách về cho tỉnh. Họ còn được xem là những “đại sứ du lịch” tiếp tục quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Trong đó, 2 sự kiện quan trọng là hội nghị xúc tiến du lịch 3 tỉnh Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum tại TP. Hải Phòng; ngày hội quảng bá và kết nối du lịch giữa 4 thành phố Tây Nguyên gồm Pleiku-Buôn Ma Thuột-Kon Tum-Gia Nghĩa với TP. Tuy Hòa (Phú Yên) khẳng định mạnh mẽ quyết tâm “đi xa hơn” của ngành du lịch. Ở chiều ngược lại, phố núi Pleiku cũng được Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình và TP. Hà Nội phối hợp tổ chức hội nghị “Xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng Ninh Bình-TP. Hà Nội với các tỉnh Tây Nguyên” với chủ đề “Liên kết-Hợp tác-Cùng phát triển”.

Liên kết du lịch rừng-biển trong bối cảnh hiện nay được ông Đặng Hồng Trung-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Phòng ví như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ “50 lên núi, 50 xuống biển”.

Là đơn vị lữ hành quốc tế tham gia hầu hết các hội nghị liên kết vùng trong năm 2023, bà Trương Thị Phương Nga-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại-du lịch sinh thái Gia Lai-cho biết: “Hội nghị mang cơ hội đến cho chúng tôi gặp gỡ trực tiếp, giải quyết nhiều vấn đề, chia sẻ nhiều câu chuyện mà tiếp xúc thường xuyên trên môi trường mạng rất khó có được tiếng nói chung. Tuy nhiên, để câu chuyện về liên kết, cùng phát triển có thể thành hiện thực trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn có sự kết nối chặt chẽ giữa hiệp hội du lịch các tỉnh và đầu mối cung cấp thông tin. Khi các tỉnh có các chương trình, sự kiện thì đơn vị lữ hành của Gia Lai và khu vực Tây Nguyên cũng nắm bắt được để trao đổi thông tin 2 chiều. Tất cả nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và sự hài lòng của du khách”.

Ngành du lịch Gia Lai phấn đấu đạt 1,3 triệu lượt khách trong năm 2024 với tổng doanh thu từ du lịch 860 tỷ đồng. Theo các đơn vị lữ hành, việc các địa phương chú trọng liên kết, hợp tác cùng phát triển, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích cho ngành du lịch trong năm 2024 khi những câu chuyện trên bàn hội nghị đối thoại trở thành hiện thực.

Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhìn nhận: “Năm 2023, từ tỉnh đến các địa phương đã tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, đăng cai tổ chức các giải thể thao, góp phần làm tăng lượng du khách và thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, quảng bá mạnh mẽ cho du lịch Gia Lai. Đặc biệt, chuỗi sự kiện trong Tuần Văn hóa-Du lịch có sự đột phá về lượng khách. Các hội nghị liên kết phát triển với các địa phương dù chưa mang lại hiệu quả tức thì nhưng có ý nghĩa quan trọng, tạo sức bật cho du lịch trong những năm tới, hướng tới thị trường lớn phía Bắc và kết nối rừng-biển với các thành phố biển miền Trung. Ngành du lịch tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đặt ra, bởi liên kết để phát triển là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế hợp tác và chia sẻ trong bối cảnh hiện nay”.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.