An cư sau cuộc đại di dời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.

Nhìn lại hơn 30 năm di dời nhà ven kênh của TP.HCM, bên cạnh rất nhiều thành tựu mang lại, vẫn còn một số điều chưa hoàn toàn như kỳ vọng, mà hai trong đó là công tác tái định cư cho người có đất bị thu hồi và môi trường xanh - sạch cho những dòng kênh.

Với cách tiếp cận trước đây, người dân bị thu hồi đất phải chuyển đến những khu tái định cư thường rất xa nơi ở cũ. Vì không thuận tiện cho việc làm hằng ngày cũng như việc học tập của con cái, chăm sóc sức khỏe, nên vẫn còn một bộ phận người dân không đồng ý đến nơi ở mới. Đây là lý do chính khiến khu tái định cư Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) rộng hơn 30 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, hoàn thành năm 2013 nhưng đến nay vẫn còn hơn 1.000 căn hộ bỏ trống, nhà cửa ngày càng xuống cấp, hoang tàn.

Một nghịch lý khác là nhiều dòng kênh sau cải tạo vẫn còn ô nhiễm, lý do chính từ việc đầu tư hệ thống thu gom không đồng bộ cùng với việc một số người ý thức kém, xả rác bừa bãi. Điển hình như kênh Tân Hóa - Lò Gốm và Tàu Hủ - Bến Nghé, dòng nước vẫn đen kịt vì nước thải sinh hoạt, sản xuất vẫn đổ thẳng ra kênh. Và điều tiếc nuối nhất ở những dự án đã qua là sức sống mới bên dòng kênh vẫn chưa thực sự mãnh liệt, thiếu điểm nhấn, vắng bóng những khu nhà cao tầng, khu dân cư hiện đại.

Thực trạng trên là bài học lớn mà TP.HCM cần lưu ý trong cuộc đại chỉnh trang sắp tới, trong đó cần ưu tiên giải bài toán chỗ ở, việc làm, thụ hưởng tiện ích công cộng. Không khó để trả lời câu hỏi người dân cần gì, đó là chỗ ở và sinh kế. Đa số người dân đều muốn tái định cư tại chỗ để gần sinh kế cũ, dễ chăm sóc gia đình, thân thuộc với hàng xóm, giúp nhau nương tựa lúc đau ốm, hoạn nạn. Đây là bài toán khó với các đô thị cũ, nhất là các quận nội thành khi quỹ đất trống không còn nhiều, thậm chí không có đất để xây nhà tái định cư.

Để giúp người dân được tái định cư gần nơi ở cũ, TP.HCM đã yêu cầu các quận, huyện rà soát quỹ đất công bỏ trống, hoặc vị trí phù hợp để mở rộng ranh chỉnh trang. Về sinh kế, cơ quan soạn thảo cũng dự liệu một số giải pháp hỗ trợ việc làm, tài chính, an sinh xã hội, tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng. Như UBND Q.8, địa phương có 15.000 căn nhà ven kênh, có kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên sử dụng lao động là người bị thu hồi đất, ưu tiên bố trí hoặc trợ giá cho thuê tầng thương mại, cho vay lãi suất thấp...

Với khoảng 40.000 hộ dân bị ảnh hưởng, TP.HCM cần khảo sát, điều tra xã hội học thật kỹ lưỡng, lắng nghe tối đa nguyện vọng của người dân để xây dựng chính sách bồi thường, tái định cư linh hoạt, phù hợp, sát đến từng hộ, từng gia đình. Bởi lẽ, họ đang là nhóm yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong đô thị hiện đại và cũng là nhóm dễ tổn thương nhất trong cuộc sống mới hậu di dời. Chỉ khi có cuộc sống mới tốt hơn nơi ở cũ, người dân nhìn về những dòng sông xanh ngắt, nhịp sống hối hả, mới cảm thấy sự hy sinh của mình là xứng đáng, thay vì cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi.

Khi đầu tư đồng bộ, đặt lợi ích người dân lên trên hết, chúng ta có quyền tự tin về thành công của cuộc đại chỉnh trang, qua đó đưa thành phố phát triển hiện đại hơn.

Theo Sỹ Đông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.