74.000 người Pháp ký đơn đòi công lý cho một con gà trống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Câu chuyện không chỉ là việc con gà trống Marcel bị giết chết, sâu xa hơn đó là cuộc đấu tranh của người dân và cả Quốc hội Pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa và lưu giữ một "di sản giác quan" ở vùng nông thôn.

Bản kiến ​​nghị đến nay đã thu được 74.000 chữ ký đòi công lý cho một con gà trống tên Marcel bị một người hàng xóm giết chết, do họ phát ốm vì cứ phải nghe tiếng gáy của nó.

Chủ sở hữu của Marcel, một gia đình đến từ Vinzieux, ngôi làng nhỏ ở tỉnh Ardeche - miền Đông Nam nước Pháp, cho biết họ "vô cùng sốc" trước cái chết của con gà trống.

Gia đình này đã đưa vụ việc ra tòa và nhờ sự giúp đỡ của "Quỹ 30 triệu bạn bè" (La Fondation 30 millions d'amis), một tổ chức phi chính phủ về quyền lợi động vật.

Họ cũng thu hút sự chú ý của dư luận với bản kiến ​​nghị đòi hỏi "bảo vệ động vật ở các vùng nông thôn khỏi những hành vi đe dọa cuộc sống".

Bản kiến nghị đuọc gia đình viết: "Gà trống Marcel được các con của chúng tôi tắm bằng tình yêu thương. Nó là niềm tự hào và niềm vui của gia đình chúng tôi. Việc giết và "âm mưu đầu độc" Marcel đã phá hủy "thiên đường nhỏ bình yên" mà chúng tôi xây dựng cho gia đình và vật nuôi của mình".


 

Tiếng gáy của gà trống được Quốc hội Pháp xem là
Tiếng gáy của gà trống được Quốc hội Pháp xem là "di sản giác quan" tại vùng nông thôn Pháp. Ảnh: AP



Trường hợp của Marcel lặp lại trường hợp của một con gà trống khác tên Maurice, cũng bị kiện vì tiếng gáy mỗi sáng, mặc dù cái kết của Marcel bi thảm hơn nhiều.

 Năm 2019, tòa án đã ra phán quyết rằng gà trống tên Maurice ở Oléron, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, có thể tiếp tục gáy chào bình minh bất chấp lời phàn nàn từ một người hàng xóm.

Hoàn cảnh của Maurice đã gây xôn xao khắp nước Pháp và khiến Quốc hội phải soạn thảo dự luật bảo vệ "di sản giác quan" của đất nước.

Luật được đề xuất nhằm xác định một số âm thanh và mùi nhất định phải được xem là "bản sắc của cuộc sống nông thôn", trong đó có  tiếng gáy của gà trống, tiếng kêu của lừa hoặc mùi phân. Mục đích của luật nhằm bảo vệ chúng khỏi "các hành động pháp lý của những người không thể chịu đựng được những loại phiền toái này ".

Luật này đã được các nghị sĩ thông qua vào tháng 1-2020.

Cơ quan pháp lý cao nhất của Pháp là Tòa án tối cao cho biết chủ đề của dự luật có thể "thoạt nhìn là vô thưởng vô phạt nhưng nó thực sự đề cập đến những câu hỏi sâu sắc, ảnh hưởng đến cả bản sắc văn hóa của người Pháp và cuộc sống chung".

https://www.euronews.com/2020/08/17/france-74-000-sign-petition-calling-for-justice-for-murdered-rooster

 

Theo Gia Minh (NLĐO/Euronews)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.