50 năm Mậu Thân: Những thân phận, những cuộc đời vào sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong hàng loạt hoạt động kỷ niệm 50 năm tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, những cuốn sách luôn lặng lẽ nhưng lại kể được nhiều nhất về những người đã làm nên Mậu Thân 1968.
 Loạt sách kỷ niệm 50 năm tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
Loạt sách kỷ niệm 50 năm tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
Bao nhiêu năm tháng tìm kiếm, lắng nghe, thẩm thấu, Chuyện năm 1968 của nhà văn Trầm Hương chứa đựng trong đó những cuộc đời, chứ không chỉ là những câu chuyện biệt động đào hầm chứa vũ khí, tình báo muôn mặt ngụy trang, đặc công thâm nhập chiếm giữ tòa đại sứ Mỹ...
Đó là câu chuyện với những khoảnh khắc sinh tử cứ nối dài mãi như phim hành động của cô gái tuổi 20 Võ Thị Tâm, trinh sát của Bộ tư lệnh tiền phương, nhận nhiệm vụ dẫn đường cho các tiểu đoàn, trung đoàn tiến vào đường phố Sài Gòn giữa đạn, pháo, xe bọc thép. 
Từng người một ngã xuống đến người cuối cùng, nhiệm vụ các anh trao cho Tâm là phải sống. Chị biết nhiệm vụ sống này còn khó hơn cái chết. 
Suốt 50 năm sau giây phút nhận nhiệm vụ ấy, chị có lúc thỏa thuê với hòa bình - thống nhất mơ ước, có lúc đau quặn tim gan khi chứng kiến lý tưởng của mình và đồng đội bị phản bội, có lúc cảm ơn cuộc sống, lúc lại mong muốn được chết. Cuộc đời như buộc phải nhân lên sau những ngày Mậu Thân ấy.
Đó là những giọt nước mắt trào ra không dứt trong đêm mùng 1 tết của ông tướng biệt động Tư Chu tại bộ chỉ huy. 
Từng giây từng phút trôi qua, ông biết từng người lính biệt động của mình đang ngã xuống. Nhưng mà ông bất lực. Cuộc đời ông cũng thay đổi từ đó, mang một nỗi day dứt dường như mỗi năm hòa bình lại mỗi lớn thêm.
Chuyện cô Thu Nga, chuyện cô Tám Thảo, chuyện ông Năm Usom - Mai Hồng Quế, chuyện ông Tư Cang... mỗi câu chuyện là mỗi cuộc đời với những nỗi đau - hạnh phúc, riêng - chung cứ trộn vào nhau. 
Tự bảo mình phải sống thay phần đồng đội, các cuộc đời bị chồng lên, nhân lên sau ngày Tết Mậu Thân, sau cuộc chiến tranh. Hạnh phúc với hòa bình nhân bội. Đau lòng với cuộc đời bất ý cũng nhân bội.
Tết của nhà báo Mỹ Don Oberdorfer - dịch giả Hà Nguyễn - lại mang một góc quan sát từ nước Mỹ về cơn chấn động mà sự dấn thân của lực lượng biệt động Sài Gòn mang lại. 
Được viết bởi một nhà báo nhà nghề đã làm việc tại Việt Nam gần suốt chiến tranh, bản dịch dù không đầy đủ nhưng vẫn mang lại cho người đọc hôm nay một cái nhìn tổng quan từ phản ứng của báo chí Mỹ đến dân chúng, các nhà tài phiệt đến giới quân sự và tổng thống Lyndon Johnson. 
Là nhà báo Mỹ, ngay năm 1970, Don Oberdorfer không ngần ngại đưa ra nhận định: "Những người cộng sản đã chịu tổn thất trên chiến trường, nhưng Chính phủ Mỹ bên cạnh đó phải gánh chịu một tổn thất còn quan trọng hơn: mất lòng tin của dân chúng Mỹ".
Ngày đặt bút viết nhận định ấy, những dữ kiện thực tế chưa đủ để Don Oberdorfer nhận ra rằng Tết đã tạo ra bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Bước ngoặt về phía hòa bình.
50 năm sau, những cuốn sách, từ mọi chiều kích, cho người đọc nhìn rõ hơn một "Tết" và những người Mậu Thân.
Cũng đi vào những thân phận, những cuộc đời, các tập truyện ký Chiến sĩ Mậu Thân (tác giả Thanh Giang), Biệt động Sài Gòn trong Tết Mậu Thân 1968 (Ngô Bá Chính), tập kịch bản sân khấu Ký ức Mậu Thân (nhiều tác giả), tập trường ca Củ Chi và xuân Mậu Thân (nhiều tác giả)... đã thể hiện những cố gắng tái hiện những ngày tết bi hùng của các tác giả.
Đọc để thấy những người trẻ "đẹp hơn hoa hồng, cứng hơn sắt thép" 50 năm trước vẫn còn những vai trò lớn như thế nào với hôm nay: vai trò của lời nhắc nhở bằng ước mơ một đời, lời thúc giục bằng máu xương một đời.
Phạm Vũ (TTO)
Đọc để thấy những người trẻ "đẹp hơn hoa hồng, cứng hơn sắt thép" 50 năm trước vẫn còn những vai trò lớn như thế nào với hôm nay: vai trò của lời nhắc nhở bằng ước mơ một đời, lời thúc giục bằng máu xương một đời.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…