50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 20-8-1966, tại xã Mô Ray (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), Trường Quân chính Mặt trận Tây Nguyên-tiền thân của Trường Quân sự Quân đoàn 3 được thành lập. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của chiến trường Tây Nguyên và chiến trường miền Nam, đồng thời trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất bảo đảm đời sống. Trong điều kiện chiến trường Tây Nguyên vô cùng ác liệt, điều kiện bảo đảm của trên còn nhiều thiếu thốn, nhưng cán bộ, học viên, chiến sĩ đã đoàn kết khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Từ năm 1970 đến 1975, các lực lượng của ta trên chiến trường ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nguồn cán bộ nhiều hơn. Nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vừa đào tạo bồi dưỡng cán bộ vừa chiến đấu chống càn, chống lấn chiếm, tham gia mở đường và vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến dịch Xuân Hè 1972, tăng cường cán bộ cho các đơn vị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Chín năm gian khổ hy sinh, quyết tâm bám trụ chiến trường, lớp lớp cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ của Trường Quân chính đã phấn đấu không mệt mỏi, xây dựng nhà trường lớn mạnh, trở thành một trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quan trọng bậc nhất của chiến trường Tây Nguyên.

 

Trường Quân sự Quân đoàn 3. Ảnh: C.T.V
Trường Quân sự Quân đoàn 3. Ảnh: C.T.V

Sau khi đất nước thống nhất, nhà trường được điều động về đóng quân tại xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiệm vụ lúc này là cấp tốc đào tạo lực lượng cán bộ cho chiến trường Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng của Pôn Pốt-Iêng Xari. Đến năm 1979, theo đội hình của Quân đoàn, nhà trường lại hành quân ra miền Bắc tiếp tục đào tạo cán bộ cho Quân đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc. Tháng 4-1987, nhà trường lại cơ động đóng quân tại xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tháng 6-1993, Trường Quân sự lại di chuyển ra vị trí đóng quân mới tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
 

Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong xây dựng đất nước, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công bảo vệ Tổ quốc hạng ba. Năm 1976, nhà trường vinh dự được nhận bằng khen và lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Ngày 25-4-2013, nhà trường được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong những năm kháng chiến, ở giữa chiến trường khốc liệt, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng ủy, Bộ Tư lệnh chiến trường giao phó; tham gia nhiều trận đánh, tiêu diệt 266 tên địch, phá hủy 7 khẩu pháo, bắn cháy 2 xe M113, bắn rơi 5 trực thăng, tham gia vận chuyển hơn 11.000 tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí, sản xuất hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 1.000 cán bộ cho lực lượng vũ trang địa phương 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak. 50 năm qua, nhà trường đã đào tạo 60 khóa học với 34.856 hạ sĩ quan, 12.584 nhân viên chuyên môn; hàng chục khóa bổ túc văn hóa, tuyển sinh quân sự với 6.167 hạ sĩ quan, chiến sĩ và 23.785 cán bộ trung-sơ cấp; 40 khóa đào tạo sĩ quan dự bị với 5.238 đồng chí. Giáo dục kiến thức quốc phòng cho 62.000 sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.

Trong những năm tới, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn, đào tạo sĩ quan dự bị, bồi dưỡng cán bộ chuyển loại hỏa lực, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học và sẵn sàng tham gia phòng-chống thiên tai trên địa bàn đóng quân. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, cán bộ, học viên, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng nhà trường ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

 

Đại tá Nguyễn Huy Bằng
Chủ nhiệm Chính trị Trường Quân sự

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.