5 dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ thể thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra nhiều nguy hiểm về sức khoẻ. Thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vậy cần nhận biết rõ các dấu hiệu để bổ sung sắt kịp thời.
 

 
 Nguồn: Cancerhorizons
Nguồn: Cancerhorizons



Thiếu sắt là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ thiếu sắt thường do mất sắt trong máu do kinh nguyệt nặng hoặc mang thai. Một chế độ ăn uống kém hoặc một số bệnh đường ruột ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ sắt, điều đó cũng gây ra thiếu sắt.

Dấu hiệu thiếu sắt cần nắm rõ

1. Luôn cảm thấy mệt mỏi


Cảm thấy rất mệt mỏi là một trong những triệu chứng thiếu sắt phổ biến nhất. Điều này xảy ra bởi vì cơ thể cần sắt để tạo ra một loại protein gọi là hemoglobin, được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố giúp mang oxy đi khắp cơ thể.

Khi cơ thể không có đủ huyết sắc tố, ít oxy đến các mô và cơ bắp làm mất năng lượng, hoạt động kém. Ngoài ra, trái tim phải làm việc nhiều hơn để di chuyển nhiều máu giàu oxy hơn khắp cơ thể, điều này khiến cơ thể mệt mỏi. Nhiều người bị thiếu sắt luôn thấy mệt mỏi, không có năng lượng, yếu đuối, cảm thấy cáu kỉnh, khó tập trung hoặc năng suất kém trong công việc.

2. Khó thở

Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi huyết sắc tố thấp trong cơ thể khi thiếu sắt, nồng độ oxy cũng sẽ thấp. Điều này có nghĩa là cơ bắp sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động bình thường, do đó nhịp thở sẽ tăng lên.

3. Nhức đầu và chóng mặt

Trong tình trạng thiếu sắt, nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu có nghĩa là không đủ oxy có thể đến não. Do đó, các mạch máu trong não dễ bị sưng lên, gây ra áp lực và đau đầu. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, nhưng đau đầu thường xuyên tái phát kèm dấu hiệu chóng mặt là dấu hiệu của thiếu sắt.

4. Tim đập nhanh

Một trong những dấu hiệu của thiếu sắt chính là nhịp tim đập nhanh. Hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Trong tình trạng thiếu sắt, nồng độ hemoglobin thấp, khiến tim phải làm việc vất vả hơn để lấy oxy. Điều này dẫn đến nhịp tim không đều, hoặc cảm giác tim đập nhanh bất thường.

5. Sưng và đau lưỡi

Đôi khi chỉ cần nhìn miệng có thể biết cơ thể đang bị thiếu sắt hay không. Dấu hiệu lưỡi bị sưng, viêm, nhợt nhạt là một trong những nhắc nhở cơ thể cần bổ sung sắt.

Myoglobin là một protein trong các tế bào hồng cầu hỗ trợ cơ bắp, cơ tạo nên lưỡi. Bởi huyết sắc tố thấp trong tình trạng thiếu sắt khiến lưỡi trở nên nhợt nhạt, nồng độ myoglobin thấp khiến lưỡi bị đau và sưng. Thiếu sắt cũng có thể gây khô miệng, đau vết nứt đỏ ở khóe miệng hoặc loét miệng.

Trần Linh (LĐO/Theo Healthline)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.