3 cái tôi khi sử dụng mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Thông trong mỗi con người khi hành xử có 3 cái tôi: cái tôi là bản năng, cái tôi xã hội và cái tôi siêu ngã. Các bạn phải điều chỉnh cho hợp lý 3 cái tôi để trở thành một con người trưởng thành trên mạng xã hội.
Các khách mời chia sẻ tại buổi tọa đàm
Các khách mời chia sẻ tại buổi tọa đàm
Sáng 19-6, Đoàn cơ sở phía Nam cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức buổi tọa đàm 'Ứng xử phù hợp trên mạng xã hội Facebook đối với đoàn viên thanh niên'. 
Tại buổi tọa đàm, tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, nguyên Trưởng khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng mạng xã hội sẽ trở thành một nhân tai nếu con người mất kiểm soát. Facebook là kênh giao tiếp rất tốt, nhưng đằng sau câu chuyện giao tiếp này lại là vấn đề rất khó, đó là chuyện ứng xử.
Quan tâm đến việc người trẻ lan tỏa tin tốt trên mạng xã hội, theo tiến sĩ Thông, thách thức của việc này không nhỏ. Vì theo các nhà nghiên cứu về não bộ, khi con người tiếp nhận những chuyện xấu, chuyện tiêu cực lại nhớ rất lâu. Nhiều khi nói đến 5 hoặc 7 chuyện tốt mới để lại được vết hằn, nhưng chỉ cần một chuyện xấu thì ngay lập tức để lại vết hằn trên vỏ não.
Các đoàn viên phát biểu ý kiến về việc ứng xử trên mạng xã hội của người trẻ hiện nay
Các đoàn viên phát biểu ý kiến về việc ứng xử trên mạng xã hội của người trẻ hiện nay
“Chính vì thế, bản lĩnh của chúng ta rất quan trọng, mỗi người có điều chỉnh được các khiếm khuyết trong vỏ não của mình hay không. Nếu mỗi ngày mở mạng xã hội ra chỉ toàn những tin xấu thì cho dù bạn không tham gia nhưng bao nhiêu tin xấu ập tới khiến chúng ta mất niềm tin, dẫn đến vấn đề khủng hoảng hậu sự thật. Tức khi mất niềm tin thì chúng ta có xu hướng nhận định vấn đề bằng cảm xúc, từ đó tiếp cận vấn đề không thấu đáo dẫn đến việc ứng xử của chúng ta trên mạng xã hội”, ông Thông nhấn mạnh.
Tiến sĩ Thông cũng chỉ ra: “Trong mỗi con người khi hành xử có 3 cái tôi, một cái tôi là bản năng, cái tôi mà luôn thúc đẩy bản thân, đòi hỏi phải thỏa mãn cái tôi đó. Mọi người có suy nghĩ đây là trang của tôi, là nhà của tôi, tôi muốn làm gì thì làm, lúc này là cái tôi bản năng thỏa mãn, bản năng cứ xúi giục bản thân. Nhưng có cái tôi thứ 2 là cái tôi xã hội, xã hội dạy dỗ mình phải có luật, có lệ, có đạo đức,… vì thế giữ và kiềm chế hành xử của bản thân. Và có thêm cái tôi siêu ngã tức cái tôi của lương tâm, trách nhiệm, lòng nhân ái,... 3 cái tôi này luôn đấu tranh với nhau liên tục. Tuổi trẻ thì bản năng rất mạnh, vì nó là xung lực của tuổi trẻ. Nhưng từ nay các bạn hãy học cách thức trách nhiệm công dân và phải điều chỉnh cho hợp lý 3 cái tôi để trở thành một con người trưởng thành trên mạng xã hội”.
Cũng tại buổi tọa đàm, anh Phạm Văn Tiệp, Bí thư Đoàn cơ sở phía Nam cơ quan T.Ư Đoàn, nhìn nhận các đoàn viên hiện nay còn rất ngại chia sẻ những hoạt động về đoàn trên mạng xã hội. "Chính bản thân các bạn lại không tận dụng lợi thế của mình. Đưa những hoạt động đoàn lên sẽ cổ vũ được hoạt động để anh em tin theo và cùng làm, cùng đóng góp. Các bạn tham gia hoạt động thì rất tốt nhưng lại ngại chia sẻ lên trang cá nhân. Tuy nhiên, để chia sẻ một thông tin hoạt động đoàn cho hấp dẫn thì cũng rất khó nhưng bản thân phải biết chọn những nội hàm, tinh thần của chương trình, hoạt động đó để lan tỏa, thì mới gây được sự hấp dẫn và thu hút các bạn trẻ khác", anh Tiệp nhấn mạnh.
Hoa Nữ (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.