12.500 tỷ cho tuyến cao tốc qua 3 tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa đồng ý UBND tỉnh Nam Định chủ trì triển khai nghiên cứu bổ sung đoạn tuyến qua tỉnh Thái Bình vào đoạn cao tốc Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh trong giai đoạn 2017-2021.
 

Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án cao tốc nói trên là 12.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm 2/3.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án cao tốc nói trên là 12.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm 2/3.

Trước đó, UBND tỉnh Thái Bình đã kiến nghị Thủ tướng cho phép bổ sung đoạn tuyến qua tỉnh Thái Bình vào dự án cao tốc qua 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

Tỉnh này cho biết, đoạn tuyến cao tốc qua Hải Phòng,  Quảng Ninh, và 9 km thuộc Thái Bình (phía tiếp giáp với thành phố Hải Phòng) đã và đang triển khai xây dựng.

Tuyến đường này được đề nghị đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Theo phương án thống nhất giữa 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, các địa phương này cho rằng cần thiết phải xây dựng tuyến đường cac tốc qua 3 tỉnh với chiều dài khoảng trên 80 km, giai đoạn 1 theo quy mô đường cấp 2 đồng bằng để kết nối với đường cao tốc qua Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án cao tốc nói trên là 12.500 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn vốn khác là 1.500 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 3.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2017-2021, hoàn vốn trong khoảng 25 năm.

Theo VNE

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.