11 ca nhiễm Covid-19 ở Đà Nẵng đi những đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 27/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý trường hợp 11 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Cụ thể, trường hợp 1, bệnh nhân N.D (Nam, SN 1957, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng). Bệnh nhân khai vào các ngày cuối tuần đi nhà thờ Ngọc Quang (phường Thuận Phước, quận Hải Châu). Ngoài ra, bệnh nhân thường xuyên uống cà phê tại cà phê Loan (Nguyễn Huy Tự, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) và ăn bún tại quán bà Thịnh (tổ 81, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).
Trường hợp 2, bệnh nhân L.Đ.H (Nam, SN 1994, trú đường Trần Cao Vân, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê), là bác sĩ tại Khoa Mắt, bệnh viện Đà Nẵng. Buổi sáng các ngày 20 đến 23/7, bệnh nhân ăn sáng tại Limousine Cafe (419 Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Bình, quận Hải Châu). Chiều 23/7, bệnh nhân uống cà phê tại Demen Coffee House (89 Nguyễn Trác, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu). Sau đó có đi dạo tại khu vực bờ sông Hàn thuộc đường Như Nguyệt (phường Thuận Phước, quận Hải Châu). Tối 23/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho khan nhưng không điều trị gì.
Ngày 24/7, bệnh nhân uống cà phê tại Coffee Highland (203 Ông Ích Khiêm, phường Tân Chính, quận Thanh Khê). Sáng 25/7, bệnh nhân ăn sáng tại quán trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 40 Đinh Tiên Hoàng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu. Chiều 25/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và ngày 26/7, được xét nghiệm máu. Sáng 27/7, bệnh nhân được đưa vào điều trị cách ly tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Đà Nẵng.
Trường hợp thứ 3, bệnh nhân H.T.T (Nữ, SN 1979, trú thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang), là điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Đà Nẵng. Buổi sáng các ngày 20 đến 25/7, bệnh nhân ăn sáng tại nhà và quá bún trên vỉa hè ở đối diện 152 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu; ăn trưa và ăn tối tại nhà và tại bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 24/7 có tiếp xúc với ca bệnh số 416 trong khoảng thời gian 3 phút. Bệnh nhân không tham gia hoạt động tại phòng mạch tư nào khác.
 
Đà Nẵng có thêm 11 ca nhiễm Covid-19.
Đà Nẵng có thêm 11 ca nhiễm Covid-19.
Trường hợp thứ 4, bệnh nhân N.T.M.L (Nữ, SN 1962, trú đường Hà Huy Tập, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê), là hộ lý tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Đà Nẵng. Buổi sáng các ngày từ 20 đến 25/7, bệnh nhân ăn sáng tại các quán trên vỉa hè cạnh cổng Trường tiểu học Lê Quang Sung (265 Hải Phòng, phường Tân Chính, quận Thanh Khê); ăn trưa và ăn tối tại nhà và tại bệnh viện Đà Nẵng. Ngoài ra, bệnh nhân có mua thức ăn tại vỉa hè dọc địa chỉ 46 Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê.
Trường hợp thứ 5, bệnh nhân N.K (Nam, SN 1965, trú đường Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng). Từ ngày 11 đến 23/7, bệnh nhân nằm cùng phòng với mẹ của ca bệnh 416 tại Khoa Tim mạch can thiệp - Trung tâm tim mạch, bệnh viện Đà nẵng và ra viện ngày 23/7.
Ngày 24/7, bệnh nhân vào lại khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Đà Nẵng để chạy thận. Chiều ngày 26/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt nhiều nên đến khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và được chuyển đến bệnh viện Đà Nẵng trong ngày.
Trường hợp thứ 6, bệnh nhân B.T (Nam, SN 1950, trú phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ngày 9/7, bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 9/7 đến nay, bệnh nhân được điều trị tại khoa Nội - Tiết Niệu, bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian bệnh nhân không được ai đến thăm, chỉ được người nhà chăm sóc.
Trường hợp 7, bệnh nhân N.T.L (Nữ, SN 1967, trú Phường Hoà hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5. Ngày 19/7, bệnh nhân thấy mệt nhiều nên người nhà đưa vào nhập viện tại bệnh viện Đà Nẵng điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu đến nay. Trong thời gian nằm viện, chỉ có con trai, con gái vào chăm bệnh.
Trường hợp 8, bệnh nhân N.T.H.T (Nữ, SN 1996, trú xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), là điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 23/7, bệnh nhân tiếp xúc với các nhân viên y tế có tiếp xúc gần với ca bệnh 418, không tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh 418. Tối 23/7, bệnh nhân về nhà ăn tối với gia đình tại xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/7, bệnh nhân có qua nhà đồng nghiệp tại đường Trần Cao Vân và đến InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort (quận Sơn Trà) cùng đoàn Bệnh viện Đà Nẵng đến tối bệnh nhân ăn tối tại nhà hàng Cua Biển (112 Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà). Trưa 25/7, bệnh nhân ăn trưa tại Khách sạn Công đoàn (2 Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu). Chiều 25/7, bệnh nhân về bệnh viện Đà Nẵng làm việc.
Trường hợp 9, bệnh nhân T.T.P (Nam, SN 1975, trú Thôn Hoà Thọ, Xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng). Bệnh nhân thấy mệt nhiều nên người nhà đưa vào nhập viện tại bệnh viện Đà Nẵng điều trị tại khoa Thận - Nội tiết.
Trường hợp 10, bệnh nhân T.T.N.V (Nữ, SN 1987, trú đường Hoàng Văn Thái, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Theo người nhà khai, bệnh nhân nhập viện từ ngày 23/6.
Trường hợp 11, bệnh nhân T.T.P (Nữ, SN 1985, trú xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng). Tối 17/7, bệnh nhân khó thở, mệt nhiều nên đến khám và được điều trị tại Khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 26/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho và được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong vòng 14 ngày qua bệnh nhân chỉ ở nhà và đến điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu, bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 26/7, Bệnh viện Đà Nẵng đã thực hiện lấy mẫu gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ngày 27/7 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố bằng phương pháp Real time RT-PCR cho thấy cả 11 trường hợp đều dương tính với virus SARS-CoV-2.
Diệu Bình (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.