10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kinh tế thế giới khép lại một năm với nhiều sự kiện nổi bật như: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật, nhiều thỏa thuận thương mại đa phương được điều chỉnh...

1. Kinh tế thế giới năm 2017 tăng trưởng mạnh

 

Các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Eurozone và Nhật Bản đều phát đi nhiều tín hiệu khả quan.
Các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Eurozone và Nhật Bản đều phát đi nhiều tín hiệu khả quan.

Với việc các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Eurozone và Nhật Bản đều phát đi nhiều tín hiệu khả quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 3,6% trong năm 2017 và 3,7% năm 2018, so với mức 3,2% của năm 2016.

Các thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt khởi sắc, điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng lập kỷ lục tăng 16 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong 21 năm là 21.805,17 điểm hôm 24-10-2017.

2. ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

 

Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines ở Thủ đô Manila.
Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines ở Thủ đô Manila.

Năm 2017 ghi dấu mốc lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Từ một hiệp hội sơ khai với năm quốc gia sáng lập, ASEAN - hiện bao gồm 10 thành viên - đã vượt qua nhiều khó khăn và khác biệt để trở thành nhân tố đóng góp quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và thế giới.

Đặc biệt, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào tháng 12-2016, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và cộng đồng kinh tế phát triển năng động nhất châu Á-Thái Bình Dương.

Hiệp hội đã tạo được vị thế quan trọng mà hiếm liên kết tiểu khu vực nào có được, với các cơ chế gắn kết không chỉ trong nội bộ mà còn với hàng loạt đối tác lớn trên thế giới.

3. Điều chỉnh nhiều thỏa thuận thương mại đa phương

Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) ngày 22-2-2017 chính thức có hiệu lực cho dù trước đó một tháng Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TFA là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21 năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giúp cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu.

Mặc dù Mỹ rút khỏi TPP, 11 nước thành viên còn lại vẫn nỗ lực hồi sinh thỏa thuận này dưới tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bên cạnh đó, ASEAN và 6 nước đối tác nỗ lực để sớm đạt được Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay APEC đang thúc đẩy Hiệp định Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).

4. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mở ra thời kỳ phát triển mới

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa, phía trước) tại phiên bế mạc Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 24-10.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa, phía trước) tại phiên bế mạc Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 24-10.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) diễn ra trong tháng 10-2017 là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nước này đang đứng trước giai đoạn then chốt để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020, đẩy mạnh phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Theo báo cáo chính trị do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày tại đại hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, và đến năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia XHCN thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tươi đẹp.

5. Mỹ cải cách thuế sâu rộng nhất trong 30 năm

 

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế của đảng Cộng hòa.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế của đảng Cộng hòa.

Hạ viện và Thượng viện Mỹ ngày 20-12-2017 đã thông qua dự luật cải cách thuế trị giá 1.500 tỷ USD do đảng Cộng hòa soạn thảo. Ngày 22-12-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật này.

Đây được coi là thắng lợi pháp lý quan trọng trong năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Theo Trung tâm Chính sách Thuế, dự luật cải cách này sẽ cắt giảm thuế cho 95% người Mỹ trong năm 2018.

Mặc dù nhận được nhiều chỉ trích rằng dự luật này “thiên vị” giới nhà giàu, song những người ủng hộ dự luật vẫn đặt kỳ vọng biện pháp giảm thuế sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới này.

6. Anh chính thức kích hoạt tiến trình rời khỏi EU

 

Cờ Anh (phía trên) và cờ EU tại Westminster, London ngày 12/10.
Cờ Anh (phía trên) và cờ EU tại Westminster, London ngày 12-10.

Ngày 29-3-2017, Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, khởi động tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Đến nay, hai bên đã trải qua sáu vòng đàm phán song vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng do sự suy giảm vị thế của Thủ tướng May ở trong nước.

Trong cuộc bỏ phiếu quan trọng ngày 13-12-2017, Quốc hội Anh đã nhất trí ủng hộ một nội dung sửa đổi Dự luật Brexit, theo đó yêu cầu sự đảm bảo pháp lý để các nghị sĩ được quyền bỏ phiếu đối với bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào giữa Anh và EU.

7. Trí tuệ nhân tạo phát triển ấn tượng

 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong năm 2017.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong năm 2017.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong năm 2017. Hàng loạt dự án được mở rộng với nhiều nguồn lực từ cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp và cả chính phủ các nước, cùng nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực, từ xe tự hành đến các loại máy móc tối ưu hóa trong y học, các ứng dụng AI trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, tình báo, an ninh, giám sát, nghiên cứu vũ trụ...

Đặc biệt, Saudi Arabia chính thức cấp quyền công dân cho “cô” người máy Sophia do công ty Hanson Robotics của Hong Kong phát triển. Sophia có hình dáng, giọng nói, tư duy, biểu cảm như con người. Tuy nhiên, AI cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho nhân loại, đặc biệt là nguy cơ về mất an ninh và ổn định toàn cầu.

8. Kinh tế vùng Vịnh bất ổn do căng thẳng ngoại giao

Ngày 5-6-2017, Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời cáo buộc Doha hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và gây bất ổn trong khu vực Trung Đông.

Để tiếp tục gây áp lực đối với Qatar, Saudi Arabia phong tỏa tuyến đường bộ, đường hàng không với nước này. Kinh tế Qatar năm 2017 được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 1995.

Trước tình hình này, Qatar đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới và đa dạng hóa nền kinh tế, đồng thời tạo lập quan hệ thương mại mới trên toàn cầu nhằm giảm bớt tình trạng bị cô lập.

9. Đồng tiền ảo bitcoin gây “bão” trong giới đầu tư

 

Đồng tiền ảo Bitcoin mạ vàng tại London, Anh ngày 20-11.
Đồng tiền ảo Bitcoin mạ vàng tại London, Anh ngày 20-11.

Đồng bitcoin tăng giá mạnh trong năm nay, từ dưới 1.000 USD/1 bitcoin tăng lên có lúc sát ngưỡng 20.000 USD, rồi lại lao dốc xuống khoảng 12.000 USD. Dù giới đầu tư đang mạnh tay đổ tiền vào mua bitcoin, nhưng nhiều chính phủ, ngân hàng trung ương, tập đoàn ngân hàng lớn và chuyên gia phân tích vẫn tỏ ra e ngại về tính bảo mật và "bong bóng" của đồng tiền kỹ thuật số này.

10. Thị trường thế giới rung động vì các vụ bê bối an toàn thực phẩm

Năm 2017 chứng kiến nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm làm người tiêu dùng hoang mang và lo âu. Hồi đầu tháng Ba, cảnh sát Brazil thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt không đạt chất lượng, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.

Tới ngày 12-8, sản phẩm trứng bị nhiễm hóa chất fipronil đã bị phát hiện tại 16 quốc gia châu Âu, và sau đó lan rộng, khiến hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.