Xử nghiêm việc bán đất "hai giá" để trốn thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

“Sốt đất”, giá đất… “trên trời”, “cò đất”... hay đại loại như vậy trong thời gian qua đã làm “nóng” các địa phương và gây những hệ lụy không nhỏ. Để trốn thuế, những người tham gia giao dịch đất đai đã sử dụng chiêu trò mua, bán nhà, đất “hai giá” nhằm qua mặt cơ quan chức năng.

Bản chất của chiêu trò trên là giá bán cao nhưng lại ghi trong hợp đồng giá thấp nhằm trốn thuế, gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.

Cụ thể, khi chuyển nhượng bất động sản, giá thể hiện trên hợp đồng không đúng với giá thực tế giao dịch, người mua và người bán có thể thỏa thuận và lập song song 2 loại hợp đồng.

Một là hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có công chứng chứng thực theo quy định với giá nhà đất khai thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế giao dịch để làm thủ tục đăng ký biến động. Hai là, hợp đồng viết tay do hai bên tự ký ghi theo giá thực tế giao dịch để phòng ngừa khi tranh chấp tại tòa án.

Cũng có nhiều trường hợp hai bên mua và bán bất động sản không ký kết hợp đồng chuyển nhượng mà ký kết hợp đồng ủy quyền (trong đó người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với bất động sản) nhằm tránh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản.

Mục đích cuối cùng là để trốn thuế, tránh thuế.

Theo Luật Quản lý thuế 2019, nếu người bán cố tình khai gian giá đất trong hợp đồng chuyển nhượng để né thuế thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm mà người nộp thuế có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về tội trốn thuế.

Tuy nhiên, biết là vậy nhưng  thời gian qua rất ít trường hợp bị xử lý vì tội trốn thuế vì các hành vi như trên.

Điều đáng quan tâm là, thực trạng này rất phổ biến đã lâu, thậm chí đã thành thói quen đối với nhiều người dân, “cò đất” khi mua bán bất động sản.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thì hiện nhà nước quản lý dựa trên bảng và khung giá đất, trong khi mức giá này thường thấp hơn nhiều so với thị trường.

Theo các chuyên gia, cơ chế vận hành thị trường bất động sản trong nước còn nhiều “khoảng hở”. Ví dụ cơ quan thuế khó xác định được giá trị giao dịch thực giữa người dân với nhau vì họ sử dụng tiền mặt còn nhiều, dẫn đến tình trạng bắt tay nhau kê khai với giá thấp để đóng thuế ít.

Trước tình trạng trên, Tổng cục Thuế đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để quản lý thuế đối với hoạt động mua bán chuyển nhượng bất động sản. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng vừa đã ký công văn đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương phối hợp các cục thuế xử lý nghiêm giao dịch có dấu hiệu trốn thuế.  

Theo bà Lý Thị Hoài Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá nhân (Tổng cục Thuế) thì cơ quan quản lý thuế đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hoạt động chuyển nhượng bất động sản, bởi theo quy định pháp luật về thuế, người nộp thuế kê khai, nộp thuế không đúng với giá thực tế chuyển nhượng thì cơ quan thuế có quyền ấn định thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế không có chức năng điều tra nên việc thu thập thông tin làm căn cứ ấn định thuế.

Bằng việc siết chặt, quản lý chặt các giao dịch bất động sản, theo Bộ Tài chính, trong vòng 15 ngày đầu của tháng 1 năm nay, qua kiểm tra 85.000 bộ hồ sơ và cho kê khai lại đã tăng thuế được đến 222 tỉ đồng - đây là một con số không hề nhỏ.

Để hạn chế và chấm dứt tình trạng trên, cần hoàn thiện việc quản lý được giá trong giao dịch, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giá của nhà nước để xác định được giá trị trường nhà đất, chỉnh sửa để bảng giá đất của nhà nước phải áp sát giá thị trường, buộc thanh toán phải qua ngân hàng...

Không thể để nhà nước thì thất thu thuế, còn nhiều người thì giàu lên nhờ lách luật, trốn thuế.



https://laodong.vn/ban-doc/xu-nghiem-viec-ban-dat-hai-gia-de-tron-thue-1043913.ldo

Theo LÊ PHI LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.