Xử lý ngay phương tiện sai phạm trong khai thác cát, sỏi trên sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang yêu cầu tăng cường công tác rà soát, kiểm tra các phương tiện nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm.

 

Các tàu hút cát trái phép trong lòng hồ Dầu Tiếng bị bắt giữ. (Ảnh: TTXVN phát)
Các tàu hút cát trái phép trong lòng hồ Dầu Tiếng bị bắt giữ. (Ảnh: TTXVN phát)


Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang sau cuộc họp về đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi hút cát.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra hoạt động của các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi hút cát đã được cấp đăng kiểm.

Đồng thời, các đơn vị phải tăng cường công tác rà soát, kiểm tra các phương tiện nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm; các phương tiện thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông; các phương tiện khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa về việc chấp hành các quy định của pháp luật về nạo vét, vận chuyển, khai thác cát, sỏi, khoáng sản trên sông.

“Trường hợp phát hiện các sai phạm phải xử lý ngay theo thẩm quyền hoặc ghi nhận, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định,” Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh.

Cùng với đó, các đơn vị cũng có trách nhiệm phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của các phương tiện đối với quá trình triển khai thi công, bảo đảm môi trường trong thực hiện các dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm; các phương tiện thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, khai thác khoáng sản… để đề xuất việc quy định kết cấu, cấu tạo phương tiện được cấp đăng kiểm thực hiện các dự án này.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, trong quá trình lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ với các phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển chất nạo vét, sản phẩm thu hồi của dự án.

Điều này để đảm bảo phù hợp với quy mô, mục tiêu, khối lượng nạo vét và địa điểm thực hiện dự án, cũng như đảm bảo môi trường trong quá trình thi công, triển khai thực hiện dự án.

Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, đánh giá việc thực hiện đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi, tổng hợp kết quả gửi về Bộ trong quý 3 năm 2022.

Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.