Xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với ngân hàng bán lẻ, người dân sẽ được tiếp cận đa dạng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng, tạo ra một thị trường đầy tiềm năng để phát triển.

Đa dạng dịch vụ

Hai năm nay, gia đình anh Bùi Văn Lịch (xã Ia Khươl, huyện Chư Pah) đã tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mới đầu còn bỡ ngỡ nhưng sau một thời gian anh thấy rất tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, lại an toàn. Anh cho biết, gia đình có con đang theo học ở TP. Hồ Chí Minh. Trước đây hàng tháng đến bưu điện hoặc gửi tiền qua nhà xe để chu cấp cho cháu chi tiêu và học tập nhưng sau này việc gửi tiền qua tài khoản cho cháu rồi đơn giản và tiện lợi hơn khi chỉ cần ngồi nhà thao tác trên điện thoại hoặc máy tính.

 

Hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá rất tiềm năng và sẽ được các ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm tới.  (ảnh minh họa)

Hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá rất tiềm năng và sẽ được các ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm tới. (ảnh minh họa)

Hoạt động ngân hàng bán lẻ đang ở giai đoạn phát triển mạnh, khả năng tăng trưởng lớn, do đó các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động, chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đến nay, đã có 113 địa điểm giao dịch trên địa bàn (TP. Pleiku 52 điểm, các huyện, thị xã có 61 điểm). Ở khu vực nông thôn, người dân bắt đầu có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tiện ích ngân hàng. Do vậy, một số chi nhánh ngân hàng thương mại quyết định đầu tư toàn diện về quy mô, mô hình và hệ thống sản phẩm để đón đầu xu thế này. Dịch vụ thanh toán các hoạt động hàng ngày như tiền điện, nước, trả tiền hàng; hay dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại cho phép khách hàng ngồi ở nhà giao dịch như thanh toán tất cả các hóa đơn, chuyển khoản… qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trong hội nghị mới đây của ngành ngân hàng, ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Chi nhánh Agribank Gia Lai cho biết: Bên cạnh tập trung huy động vốn và đầu tư tín dụng, Agribank đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mở rộng phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ cho khách hàng vùng nông thôn qua nhiều sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ thẻ ATM, Mobil Banking, thu hộ tiền điện, tiền nước… Nhờ mạng lưới phủ khắp tỉnh nên đến nay, Chi nhánh đã có trên 250.000 thẻ ATM, số dư bình quân trên mỗi thẻ tăng gần 4 triệu đồng/thẻ hoạt động. Số đơn vị trả lương qua tài khoản là 899 đơn vị. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobil Banking tăng lên gần 100.000, hơn 10.200 khách hàng sử dụng dịch vụ thu hộ tiền điện…

Đẩy mạnh cải tiến sản phẩm

Hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá rất tiềm năng và sẽ được các ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm tới. Do đó, nhiều ngân hàng không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như năng lực bán hàng, năng lực quản lý rủi ro, khả năng thâm nhập thị trường bán lẻ, nguồn nhân lực, mà trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, đòi hỏi phải thường xuyên cải tiến dịch vụ và tạo ra những sản phẩm thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, cùng với việc chú trọng tập trung hướng đến thị trường bán lẻ phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, hộ cá thể sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc chuyển hướng tạo ra nhiều sản phẩm kích thích tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cá nhân như cho vay mua nhà, xây nhà, mua ô tô, mua sắm vật dụng sinh hoạt…, các ngân hàng còn đa dạng gói sản phẩm tiền gửi với lãi suất ưu đãi cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Ông Nguyễn Huỳnh Phú Long-Giám đốc Chi nhánh ACB Gia Lai cho biết: Hiện dư nợ của Chi nhánh xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, trong đó cho vay cá nhân chiếm khoảng 30% và 70% cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai chương trình hợp tác với một số công ty phân bón, ACB đã liên kết 3 nhà: doanh nghiệp-ngân hàng-nông dân để qua đó tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh cho vay thị trường nông nghiệp, nông thôn. Việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, lấy khách hàng làm trung tâm, đem lại sự hài lòng cho khách hàng giúp Chi nhánh tăng thị phần trước áp lực cạnh tranh hiện nay.

Chính sự cải tiến sản phẩm thể hiện qua việc nâng cao giá trị khoản vay, đa dạng tài sản đảm bảo, đơn giản thủ tục, hồ sơ vay vốn, tạo thuận lợi để khách hàng tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi lãi suất hấp dẫn chỉ 6-7%/năm. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua việc tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Trong năm 2015, lợi nhuận thu được từ lĩnh vực bán lẻ của các ngân hàng đã tăng đáng kể từ kết quả này.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.