Xóa sổ "sân sau"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một loạt vụ án, vụ việc bị khởi tố gần đây với hành vi móc ngoặc giữa doanh nghiệp với cán bộ, quan chức để trục lợi, tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tiêu cực, tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước diễn biến tinh vi, phức tạp.

Dư luận hoang mang trước một bộ phận cán bộ có chức, có quyền ngày càng có nhiều hình thức tác động, hậu thuẫn, bắt tay thỏa hiệp với “sân sau” của mình để tiếp cận, chi phối các dự án kinh tế, gói thầu, hợp thức hóa việc tham nhũng, bòn rút của công. Chính bởi vậy, việc “từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng (PCTN) ra khu vực ngoài nhà nước” trong Kết luận số 12-KL/TW ngày 6-4-2022 của Bộ Chính trị" về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, tiêu cực” là yêu cầu cấp thiết, nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 

 Chống tham nhũng. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam
Chống tham nhũng. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam


Không phải đến thời điểm này, vấn đề PCTN ở khu vực ngoài nhà nước mới được đề cập đến. Trước đó, Luật PCTN được Quốc hội thông qua đã mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước. Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thể hiện sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, phù hợp với thực tiễn khi “vòi bạch tuộc” tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đang ngày càng len lỏi, cấu kết chặt chẽ với những đối tượng suy thoái, biến chất trong khu vực công. Nhiều doanh nghiệp muốn có được những dự án kinh tế, gói thầu thì tìm mọi cách để chạy chọt. Cơ chế xin-cho, những nguồn lợi bất chính đã thôi thúc một số cán bộ tha hóa, biến chất thao túng, chống lưng cho “sân sau” để trục lợi.

Rõ ràng, tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước làm méo mó môi trường kinh doanh, suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh; không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực công cũng như toàn bộ nền kinh tế, làm do dự các nhà đầu tư bởi khó dự đoán được những chi phí không chính thức có thể phát sinh bởi phương thức kinh doanh thiếu liêm chính. Do đó, công tác PCTN sẽ không đạt hiệu quả toàn diện nếu chỉ tập trung vào khu vực công mà bỏ qua khu vực ngoài nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, công cuộc PCTN thời gian qua đã đạt kết quả rất đáng ghi nhận, được quần chúng nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn diễn biến phức tạp không chỉ ở khu vực công mà ra ngoài xã hội; không chỉ dừng lại ở những người có quyền lực thoái hóa biến chất hay cán bộ, công chức thực thi công vụ mà tham nhũng, tiêu cực còn có sự tham gia chủ động, có tổ chức từ khu vực tư nhân. Việc mở rộng phạm vi ra khu vực ngoài nhà nước sẽ là hai “gọng kìm” ở cả khu vực công và tư, bảo đảm công tác PCTN được triển khai toàn diện, hiệu quả hơn, tạo môi trường phát triển bình đẳng, lành mạnh.

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, răn đe để kiểm soát tham nhũng; đồng thời cũng đề ra chủ trương về phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào công cuộc đấu tranh PCTN. Chủ trương từng bước mở rộng phạm vi PCTN ra khu vực ngoài nhà nước là một minh chứng cụ thể cho quan điểm của Đảng về việc xem đấu tranh PCTN là sự nghiệp của toàn dân, luôn lắng nghe dân để hoạch định, điều chỉnh cơ chế, chính sách về PCTN phù hợp với thực tiễn, đáp ứng mong mỏi của nhân dân.

Cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát và mở rộng các kênh phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực ở khu vực ngoài nhà nước thì việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong bộ máy công quyền cần phải được thực hiện đồng bộ, để không còn kẽ hở cho những người lợi dụng chức vụ, cấu kết với khu vực tư hòng trục lợi.

Một môi trường kinh doanh lành mạnh là các doanh nghiệp phải được cạnh tranh một cách bình đẳng, không cần trông cậy vào các mối quan hệ hay thế lực "chống lưng" để chiếm lợi thế. Cần nghiêm trị và loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ tha hóa, biến chất, sử dụng “sân sau” để thực hiện hành vi tham nhũng.

https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/xoa-so-san-sau-693562

 

Theo ĐÀO HỒNG (qdnd)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.