Xếp hạng tín nhiệm phải là tiêu chí cứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo các chuyên gia, việc xếp hạng tín nhiệm với các doanh nghiệp ngành địa ốc là cần thiết, là tiêu chí “cứng” để các ngân hàng xét duyệt giải ngân. Với tiêu chí này, nguồn vốn sẽ được ưu tiên cho các doanh nghiệp có năng lực để triển khai các dự án bất động sản (BĐS) tốt.

Doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ảnh: CAO NGUYÊN
Doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ảnh: CAO NGUYÊN



Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị một lần nữa nhấn mạnh các doanh nghiệp có năng lực, tín nhiệm, dự án tốt, đáp ứng các điều kiện thì cần tạo điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng nhằm phát triển dự án BĐS, góp phần tăng nguồn cung.

Bộ trưởng Xây dựng cũng lưu ý đặc biệt trong thời gian tới sẽ ưu tiên dòng tiền cho các doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Thực tế trước đó, việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp BĐS một cách nghiêm túc, thực chất đã được nhiều cơ quan nhắc đến. Đơn cử, hồi đầu quý II/2022, trong báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đề nghị bổ sung các quy định chặt chẽ về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - cho rằng, sự phát triển “nóng” của thị trường đặt ra yêu cầu rất cần thiết phải chấn chỉnh để phát triển lành mạnh nhằm bảo vệ nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp bất động sản) có thêm kênh huy động nguồn vốn xã hội hoá.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhưng chưa được đánh giá tín nhiệm theo thông lệ quốc tế, phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao nhưng không có tài sản bảo đảm, hoặc các biện pháp bảo đảm không đủ độ tin cậy dẫn đến nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trong chuyện xếp hạng tín nhiệm, theo một nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, tại các quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển, muốn phát hành trái phiếu đại chúng, doanh nghiệp phải được xếp hạng tín nhiệm A+ trở lên, dưới A+ không được phép đưa lên sàn.

Ở Việt Nam, việc xếp hạng tín nhiệm là rất cần thiết. Không chỉ với việc phát hành trái phiếu, nhiều chuyên gia cho rằng xếp hạng tín nhiệm cần trở thành tiêu chí “cứng” để các ngân hàng xét duyệt giải ngân dòng tiền cho doanh nghiệp địa ốc.

Nhìn lại thời điểm trước năm 2022, khi dòng vốn được giải ngân thiếu kiểm soát, đến tay những doanh nghiệp yếu kém, đã dẫn đến số lượng các dự án “treo xuyên thập kỷ” gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng ngày càng nhiều. Chưa kể, các vụ việc người dân căng băngrôn “kêu cứu” vì gặp phải các nhà đầu tư thiếu năng lực, bất tín, cũng xảy ra không ít.

Là điều cần thiết, tuy nhiên để xếp hạng tín nhiệm là điều không dễ, việc này cần các tiêu chí rõ ràng, công khai minh bạch, đáp ứng cả những điều kiện chủ quan và khách quan.

Đặc biệt, không phải cứ doanh nghiệp có quy mô lớn thì sẽ được xếp hạng tín nhiệm cao. Vì thực tế, có không ít doanh nghiệp lớn nhưng nợ lớn, năng lực phát triển dự án hạn chế. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng có chiến lược phát triển tốt, hoàn thành dự án nhanh và hiệu quả.

Đánh giá về việc đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm, ông Nguyễn Quang Thuân - CEO của Fiin Group, nhấn mạnh điều này không chỉ giúp nhà đầu tư cá nhân mà còn giúp các ngân hàng thương mại trong việc tham chiếu lựa chọn, đánh giá và cho vay tín dụng phù hợp.      


https://laodong.vn/bat-dong-san/xep-hang-tin-nhiem-phai-la-tieu-chi-cung-1115218.ldo

Theo CAO NGUYÊN  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất