Thời gian qua, đã có nhiều mô hình kinh tế được các cấp, ngành ở tỉnh Kon Tum triển khai, nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn ổn định sinh kế.
(GLO)- Thay vì độc canh, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Gia Lai đã chọn xen canh nhiều loại cây để nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, phương thức đa canh giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm rủi ro khi giá cả một số loại nông sản biến động.
Trong khi nhiều nông dân trồng tiêu ở Tây nguyên quay cuồng trong cơn bĩ cực do tiêu chết hàng loạt, rớt giá thì vườn tiêu xen bơ hữu cơ của anh Võ Trọng Hùng (Gia Lai) vẫn xanh tốt, cho thu hoạch tiền tỉ mỗi năm.
Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức canh tác, đa dạng hóa cây trồng. Trong đó, phương thức trồng xen canh cây ca cao trong vườn điều được nhiều nhà nông áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(GLO)- Vài năm trở lại đây, một số công ty cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai khuyến khích cán bộ, công nhân và người dân xen canh cây công nghiệp trong diện tích cao su tái canh. Chủ trương này góp phần giúp cán bộ, công nhân, người dân, nhất là những hộ thiếu đất sản xuất có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Với diện tích 20 ha, trong vườn măng cụt 20 năm tuổi, ông Trần Quang Đông (Đắk Nông) trồng xen “lung tung“ nào sầu riêng, nào là bơ, rồi cam, quýt... và rất nhiều cây rừng khác. Kỳ lạ, ông Đông nuôi tham vọng biến trang trại của mình thành vườn cây, vườn quả, vườn rừng như một hệ sinh thái tự nhiên.
(GLO)- Những năm gần đây, người dân huyện Đak Đoa, Gia Lai đã chú trọng phát triển mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê. Với việc đa canh, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định, hạn chế được rủi ro khi giá cả thị trường biến động.
Gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên (thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) là hộ tiên phong trong việc trồng xen mắc ca trong vườn tiêu tại địa phương từ năm 2011. Hiện anh Nguyên có tổng diện tích là 8,5 ha, trong đó 6,5 ha trồng mắc ca xen tiêu còn lại trồng xen mắc ca trong vườn cà phê.
Trước tình trạng ngành tiêu lâm cảnh lao đao vì giá giảm sâu, dịch bệnh hoành hoành, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên đã liên tục khuyến cáo nông dân làm hồ tiêu sạch và đẩy mạnh trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Dù còn nỗi lo về giá thành, đầu ra, nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng đây là hướng đi hiệu quả nhất hiện nay.
(GLO)- Thời gian gần đây, bà con nông dân trong tỉnh đã tiến hành trồng xen các loại cây công nghiệp và cây ăn quả trong vườn cà phê. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tăng cường công tác quản lý và hướng dẫn nông dân xây dựng vườn cây một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả.
(GLO) Ngày 8-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã có buổi là việc tại huyện Chư Pưh và Chư Sê nhằm đánh giá tình hình phát triển, sản xuất, kinh doanh cũng như tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn và tìm hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian đến.
(GLO)- Có nguồn đất rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi để trồng các loại cây đem lại lợi ích kinh tế cao, song lâu nay, người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông) chỉ “trung thành“ với cây cà phê và hồ tiêu. Mới đây, xã đã vận động bà con triển khai mô hình trồng cây xen canh với kỳ vọng nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
(GLO)- Hiện nay, bên cạnh những cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu, cao su… thì bơ đang là cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Nhận thấy tiềm năng này, anh Phạm Văn Triển (44 tuổi, thôn 6, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) đã tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng bơ xen canh và bán giống bơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.